Chứng khoán tuần qua: Dòng tiền cùng khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh

Thu Thủy | 09:44 18/12/2022

Tuần giao dịch vừa qua, chỉ số VN-Index liên tục ghi nhận giằng co. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch duy trì ở mức thấp. So với tuần trước trung bình có hơn 1 tỷ đơn vị cổ phiếu giao dịch/Phiên, thì ở tuần này suy giảm còn hơn 800 triệu đơn vị/Phiên trên sàn HoSE.

Chứng khoán tuần qua: Dòng tiền cùng khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh
Dòng tiền của nhà đầu tư trong và ngoài nước tuần qua đều suy giảm đáng kể, giao dịch trên thị trường của nhà đầu tư ngày càng thận trọng hơn.

Ngay ở phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index giảm mạnh với gần 20 điểm, xuống mốc 1.052 điểm. Ba phiên giao dịch sau đó dù tăng điểm, nhưng vì tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi xuống tiền vào thị trường, khiến chỉ số chung trong 3 phiên này tăng nhẹ. Tổng điểm cả 3 phiên này chỉ giúp chỉ số VN-Index lên mốc 1.055 điểm khá xa so với kỳ vọng 1.070 điểm trước đó đề ra.

Đến phiên giao dịch cuối tuần, thị trường quay đầu giảm điểm, VN-Index giảm 2,84 điểm, xuống mức 1.052,48 điểm. Phía sàn HNX-Index giao dịch cũng khá trầm lắng, dừng chân cận tham chiếu, đạt mức 212,99 điểm.

Xét tổng cả tuần, VN-Index chỉ tăng vỏn vẹn 0,67%, so với tuần trước chỉ tăng 0,06% điểm. HNX-Index đào sâu hơn giảm 4,01 điểm, giảm 1,85%.

screenshot-639-.png

Tuần qua chỉ số VN-Index rung lắc khá mạnh, phiên đầu tuần giảm điểm mạnh, những phiên sau đó liên tục giằng co ở gần tham chiếu.

Đáng ngại là thanh khoản thị trường trong tuần, có dấu hiệu suy giảm rõ rệt, trung bình khối lượng khớp lệnh trên sàn HoSE giảm còn hơn 822 triệu cổ phiếu/phiên, giảm hơn 28% so với tuần giao dịch trước, dòng tiền cũng đi xuống còn 14,2 nghìn tỷ đồng/phiên.

Sàn HNX trung bình chưa tới 100 triệu cổ phiếu sang tay/phiên, dù vậy so với tuần trước lại tăng 24,37%.

Tuần qua, nổi bật nhất về mức độ đóng góp tập trung phần lớn ở cổ phiếu có vốn hóa lớn, dẫn dắt thị trường, như nhóm cổ phiếu ngân hàng VCB, VPB, EIB hay TCB. Đại diện ngành thép nổi bật nhất trong phiên cuối tuần HPG, hay cổ phiếu hàng không HVN,…

Ngược lại, các đại gia bất động sản họ Vingroup lại có ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường gồm có VIC, VHM và VRE liên tục đóng cửa trong sắc đỏ.

Nhóm cổ phiếu BĐS được "giải cứu" trải qua một tuần “vui buồn lẫn lộn”. Khi NVL chứng kiến đà hồi phục ấn tượng, có 4/5 phiên vừa qua tăng điểm, đặc biệt có một phiên tăng trần. Kết phiên giao dịch ngày 16/12, mã NVL kết phiên ở mức 18.200 đồng/CP. Trong khi đó, 2 mã cổ phiếu HPX và PDR tiếp tục đà giảm.

Mã cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát sau khi bất giờ tăng trần vào phiên đầu tuần (12/12) đã liên tục giảm 4 phiên sau đó trong tuần. Kết phiên giao dịch ngày 16/12, mã HPX kết phiên ở mức 6.350 đồng/CP.

Trong khi đó, mã cổ phiếu PDR của Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt chứng kiến ¾ phiên đầu tuần giảm giá, 1 phiên đứng giá. Kết phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/12, mã PDR bất giờ tăng nhẹ 1.05% ở mức 14.500 đồng/CP.

Về nhóm ngành, cổ phiếu nhóm vật liệu xây dựng ghi nhận tuần giao dịch khá sôi động. Chủ lực vẫn là các ông lớn ngành thép như HPG, HSG, NKG,…luôn duy trì sắc xanh tích cực, thậm chí bật lên tím trần.

Trong đó, mã cổ phiếu HSG có tuần giao dịch ấn tượng, khối lượng giao dịch của mã này đạt mức cao nhất từ trước đến nay với hơn 33 triêu cổ phiếu được sang tay.

screenshot-638-.png

Khối ngoại có khối lượng mua ròng giảm rõ rệt, nhất là ở phiên ngày 14/12 gãy chuỗi mua ròng liên tục của khối này trên thị trường.

Nhờ có nhóm vật liệu xây dựng tăng tốt, ngành xây dựng cũng được “hưởng lây” đà tăng điểm, điển hình có CTD +6,81% hay như HBC, HHV, PC1 cùng hiện sắc xanh tích cực.

Khối nhà đầu tư nước ngoài tuần qua, vẫn duy trì mua ròng hỗ trợ cho thị trường, dù khối lượng giao dịch cùng dòng tiền đổ vào thị trường tiếp tục có dấu hiệu suy giảm cùng thị trường chứng khoán trong nước. Tổng giá trị giao dịch cả tuần qua trên sàn HoSE đạt hơn 1,8 nghìn tỷ đồng, trung bình mỗi phiên khối ngoại duy trì mua ròng gần 371 tỷ đồng/phiên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán tuần qua: Dòng tiền cùng khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO