Lí do được Gazprom đưa ra là do Bulgaria và Ba Lan vì không thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp, theo yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin.
Quyết định này được cho là phản ứng cứng rắn nhất của điện Kremlin nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây đang sử dụng đối với Nga.
Động thái của Nga khiến giá khí đốt của châu Âu tăng vọt tới 24%.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu cho các đối tác mua hàng phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp. Tuy nhiên các nước EU đã từ chối yêu cầu này.
Gazprom cho biết đã đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho Bulgargaz (Bulgaria) và PGNiG (Ba Lan) do không thanh toán bằng đồng rúp.
Gazprom cũng cảnh báo rằng quá trình vận chuyển qua Ba Lan và Bulgaria - nơi có các đường ống cung cấp cho Đức, Hungary và Serbia - sẽ bị cắt nếu khí đốt được sử dụng bất hợp pháp.
Công ty khí đốt do nhà nước kiểm soát của Ba Lan PGNiG sau đó xác nhận rằng Gazprom đã “đình chỉ hoàn toàn” việc cung cấp khí đốt cho Ba Lan qua đường ống Yamal.
“Bất chấp việc PGNiG đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng Yamal, vào ngày 27/4 Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên”, đại diện PGNiG cho biết.
Việc hạn chế nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên là vi phạm hợp đồng Yamal. PGNiG có quyền khiếu nại liên quan đến việc tạm ngừng giao hàng và sẽ sử dụng tất cả các quyền theo hợp đồng đã được trao cho công ty và các quyền theo pháp luật.
Bộ trưởng Năng lượng của Bulgaria Alexander Nikolov cũng trả lời với các phóng viên rằng đất nước của ông đã thanh toán cho việc giao khí đốt của Nga cho tháng 4 và việc ngừng cung cấp khí đốt sẽ vi phạm hợp đồng hiện tại với Gazprom.