Bác nông dân dành cả thanh xuân để... mua đất, phát tài nhờ đụng trúng "mỏ tiền" lộ thiên: Mỗi ngày chỉ việc mở cửa cho người đến, ngồi không cũng có lãi

Thùy Anh | 15:14 22/05/2023

Dành dụm mua đất nhiều năm, cuối cùng ông Huddleston cũng thu về trái ngọt.

Bác nông dân dành cả thanh xuân để... mua đất, phát tài nhờ đụng trúng "mỏ tiền" lộ thiên: Mỗi ngày chỉ việc mở cửa cho người đến, ngồi không cũng có lãi

Người đàn ông dành cả thanh xuân để… mua đất

Sinh năm 1862, Huddleston là một nông dân, sinh ra trong một gia đình làm nông ở Pike County, Arkansas, Mỹ. Ông sở hữu trang trại rộng khoảng 20ha vào năm 1889 với giá 100 USD. Dần dần, trang trại được mở rộng theo từng năm.

Mảnh đất cuối cùng ông Huddleston sở hữu có điểm đặc biệt đó là những mảng đất màu xanh lục.

Một năm sau khi mua mảnh đất, vào tháng 8 năm 1906, Huddleston phát hiện ra hai viên pha lê bất thường trên khu đất, dọc theo con đường đất chạy qua khu đất mới.

Chủ của khu đất đã mang viên đá lạ đến gặp Charles S. Stifft, một thợ kim hoàn ở Little Rock và bất ngờ khi biết rằng đó là viên kim cương. Để xác nhận phát hiện này, Stifft đã gửi hai viên đá đến New York để thử nghiệm thêm. Kết quả cho thấy, ông thực sự sở hữu viên kim cương đắt giá.

Tin tức về viên kim cương nhanh chóng được lan truyền. Nhiều người đam mê khám phá và mong đổi đời tìm đến trang trại với hy vọng có thể tìm thấy những viên kim cương đắt giá. Huddleston nhanh chóng nhận được lời đề nghị từ một công ty khai thác mỏ. Arkansas Diamond Company ngỏ ý muốn thuê lại khu đất này. 

Công ty đề nghị trả 360 USD mỗi tháng. Sau đó, ông đã ký hợp đồng và nhận tiền gốc và lãi trong gần mười năm. Một bài báo trên The New York Times đã mô tả phát hiện này là "một chương trong cuộc phiêu lưu của Sinbad."

22595d47858e74bbe.png
Ông John Huddleston. Ảnh: Internet

Thành quả ngồi không cũng hái ra tiền

Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, khoảng 10.000 người tìm vận may đã đến, nhanh chóng lấp đầy khách sạn ở địa phương. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận cho chủ đất mà còn tạo công ăn việc làm cho những người sống gần cánh đồng kim cương của Huddleston. 

Năm 1924, một viên kim cương 40 carat đã được khai quật tại khu đất này. Nhờ đó, số lượng người tìm đến đây càng ngày càng đông. Với số tiền kiếm được, Huddleston và gia đình rời khỏi vùng nông thôn Arkansas đến thành phố –Arkadelphia vào năm 1908. Quyết định này đã mang lại cho gia đình ông một cuộc sống rất khác. Dù không phải làm việc vất cả, những thành viên trong nhà Huddleston vẫn có một cuộc sống an nhàn. Thậm chí, ông còn có thể mua cho mình một chiếc ô tô. Đó là tài sản hiếm có ở vùng nông thôn nước Mỹ thời bấy giờ. 

Sau này, ông Huddleston quyết định bán lại mảnh đất, nơi đây cũng được đổi chủ nhiều lần. Nhiều người đến và tìm kim cương, hầu hết đều có màu nâu và trọng lượng dưới 0,10 carat, mỏ kim cương Huddleston dần kém hấp dẫn với các nhà đầu tư. 

Cuối cùng, cánh đồng kim cương đã được mở cửa cho công chúng, kiếm tiền bằng cách bán vé vào cửa. Vùng đất tiếp tục đổi chủ cho đến khi bang Arkansas mua nó vào năm 1972 với mức giá 750.000 USD. Tiểu bang đã biến khu đất thành một công viên được gọi là Crater of Diamonds, và mở cửa cho công chúng tiếp tục đến thăm công viên cho đến ngày nay.

Địa điểm hấp dẫn với những người mê khám phá

Khai trương vào năm 1972, đây là công viên mỏ kim cương duy nhất trên thế giới. Hiện tại, đã có hơn 20.000 viên kim cương được tìm thấy trong Crater of Diamonds. Giá vé để vào đây là 6 USD cho người lớn, trẻ em từ 6-12 tuổi là 3 USD và miễn phí đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Chi phí trên chưa bao gồm tiền thuê công cụ nếu du khách có nhu cầu. Ngoài mỏ kim cương, ở đây còn có một công viên nước.

Lịch sử ra đời của công viên Crater of Diamonds là do dung nham núi lửa. Sau nhiều năm, nơi đây không chỉ có kim cương và còn có nhiều loại đá quý phong phú như olivine, ngọc hồng lựu, thạch anh tím, mã não…

Ban quản lý công viên tiết lộ, trung bình mỗi ngày có 2 viên kim cương được tìm thấy. Nếu tìm thấy, du khách hoàn toàn có thể sở hữu mà không mất thêm bất cứ khoản phí nào.

Năm 2020,một người phụ nữ Arkansas đã đến thăm công viên Crater of Diamonds của tiểu bang và vô tình nhặt được một viên kim cương nâu 2,23 carat. Ban đầu, bà và các con của mình hoài nghi về giá trị của viên đá này.

Gia đình họ đã mang viên đá đến trung tâm khám phá kim cương của công viên. Đến lúc này, bà Beatrice mới phát hiện ra quặng pirit sắt thực chất là một viên kim cương màu nâu 2,23 carat. Nhân viên công viên cho biết viên kim cương của bà Beatrice được đặt tên là kim cương "Lady Beatrice".

"Viên kim cương của bà Beatrice có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan với hình dạng thuôn dài và ánh kim. Nó có bề mặt mịn và tròn, một đặc điểm giống như hầu hết các viên kim cương khác từng được tìm thấy ở công viên. Nó có màu nâu sẫm tương tự như màu trà", người phát ngôn của công viên là Waymon Cox nói.

Nhưng đó chưa phải viên kim cương đặc biệt nhất. Tháng 3 năm 2023, một người đàn ông có thên David Anderson  đã phát hiện ra viên kim cương màu nâu 3,29 carat tại công viên này.

photo_2023-05-22_15-04-11.jpg
Một viên kim cương được tìm thấy tại công viên. Ảnh: Internet

Anderson thường xuyên đến công viên từ năm 2007. Ông đã tìm thấy hơn 400 viên kim cương trong 16 năm qua, và 15 trong số những viên kim cương này nặng hơn một carat. Viên kim cương lớn nhất mà ông từng tìm thấy là viên đá quý màu trắng 6,19 carat vào tháng 4 năm 2014.

Đối với viên kim cương 3,29 carat mà Anderson tìm thấy vào ngày 4 tháng 3, ông quyết định đặt tên cho viên đá quý là BUD – nghĩa là "Viên kim cương to, xấu xí". 

Tổng hợp CNN, UsaToday


(0) Bình luận
Bác nông dân dành cả thanh xuân để... mua đất, phát tài nhờ đụng trúng "mỏ tiền" lộ thiên: Mỗi ngày chỉ việc mở cửa cho người đến, ngồi không cũng có lãi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO