Tại sao nhà đầu tư phía Bắc “đổ bộ” thị trường bất động sản Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh?

Hải Sơn | 08:32 13/07/2025

Các chuyên gia chỉ ra một số nguyên nhân căn bản khiến nhà đầu tư phía Bắc đang đổ bộ đầu tư thị trường bất động sản Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh, trong đó có giá cả và chính sách thu hút nhà đầu tư nổi trội.

Tại sao nhà đầu tư phía Bắc “đổ bộ” thị trường bất động sản Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh?

Siêu đô thị Đông Bắc TP.HCM

Việc sáp nhập để tạo nên siêu đô thị TP.HCM mới diễn ra đúng thời điểm thị trường bất động sản miền Bắc đã qua giai đoạn tăng trưởng đỉnh và có dấu hiệu bão hòa về khẩu vị. Đặc biệt, sự khác biệt rõ rệt về tiềm năng khu vực đã thúc đẩy nhiều sàn môi giới và nhà đầu tư lớn từ phía Bắc dịch chuyển hoạt động vào phía Nam. Họ tìm kiếm những dự án chung cư có quy mô lớn và được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, quy hoạch như tại khu vực Đông Bắc. Làn sóng “Nam tiến” này không chỉ khẳng định vị thế đầu tàu kinh tế của TP.HCM mới, mà còn là bằng chứng cho thấy sức hấp dẫn của các dự án bất động sản được định giá bằng giá trị thực.

Ngoài những đại đô thị ở ven nội đô Thành phố như Vinhomes quận 9, thì dự án La Pura nổi lên như một điểm sáng tại trung tâm Đông Bắc TP.HCM, nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 13. Với vị trí đắc địa và pháp lý minh bạch, La Pura mang đến một lựa chọn ưu việt cho cả giới trẻ an cư lẫn các nhà đầu tư chiến lược.

Các chuyên gia dự báo, giá trị của La Pura sẽ không ngừng tăng theo lộ trình: hoàn thành mở rộng Quốc lộ 13 (2027 - 2028), sự kiện sáp nhập thành TP.HCM mới, thông xe Vành đai 3 (2026), hoàn thành đường ven sông Sài Gòn và cuối cùng là tuyến Metro số 2 sắp triển khai, sẽ đi vào hoạt động trong dài hạn. La Pura trở thành tài sản hiếm có, vừa đáp ứng nhu cầu sống chất lượng cao của thế hệ trẻ với mức giá cạnh tranh, vừa đảm bảo tiềm năng tăng giá bền vững cho nhà đầu tư.

Đại diện đơn vị phân phối dự án, ông Lê Minh Tuấn, Giám Đốc Kinh Doanh Big Four khẳng định có 6 cột mốc tăng giá tại dự án La Pura. Đó là tiến độ thanh toán, pháp lý minh bạch, tiến độ thi công đảm bảo và tiềm năng tăng giá vượt trội, được phát triển theo mô hình “Urban Healing in Nature”, cư dân còn tận hưởng hơn 100 tiện ích nội khu theo mô hình “all-in-one” ….

Ở góc độ vĩ mô, PGS. TS. Trần Đình Thiên cho rằng: “TP.HCM không chỉ là một trung tâm kinh tế sầm uất, mà còn là một đô thị thực sự đáng sống. Sức hấp dẫn đó thể hiện rõ qua sức mua mạnh mẽ và cấu trúc phát triển riêng biệt của từng khu vực”.

Dư địa tăng giá Đông Bắc TP.HCM còn rộng

TS. Cấn Văn Lực cũng cho hay, thị trường bất động sản TP.HCM có nhiều lợi thế vượt trội so với Hà Nội. Sau sáp nhập, TP.HCM không chỉ có quy mô lớn hơn gần gấp đôi mà cơ cấu bất động sản cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn hẳn. Đặc biệt, thành phố sở hữu một nguồn cầu nhà ở khổng lồ từ lực lượng công nhân và chuyên gia, điều mà Hà Nội không có nhiều.

“Giá nhà và giá thuê tại Hà Nội vẫn ghi nhận mức tăng nhanh hơn TP.HCM. Chính vì điều này, tiềm năng tăng giá trong tương lai của Hà Nội có thể không còn nhiều bằng TP.HCM, nhất là khi xét đến tiềm lực tăng trưởng mạnh mẽ của các khu vực lân cận như Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu cũ”, TS. Cấn Văn Lực khẳng định.

Ông Bùi Văn Doanh cũng nhấn mạnh hai điểm khác biệt rất đáng chú ý giữa khu vực TP.HCM (đặc biệt là Bình Dương cũ) và Hà Nội.

Thứ nhất là về giá cả. Ai cũng có thể cảm nhận rõ diễn biến giá bất động sản tại Hà Nội trong những năm gần đây, mặt bằng giá đã lên rất cao. Trong khi đó, tại TP.HCM và đặc biệt là khu vực Đông Bắc mới như Bình Dương cũ, giá mà các chủ đầu tư vừa đưa ra chỉ dao động khoảng 40-50 triệu đồng/m2, đây là một mức giá được xem là rất hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Chính sự chênh lệch về giá này dẫn đến sự khác biệt rõ rệt về tính thanh khoản. Giá thấp đồng nghĩa với khả năng tiếp cận dễ hơn, dễ mua dễ bán, thanh khoản thị trường vì thế cũng cao hơn.

Thứ hai là sự khác biệt về chính sách bán hàng và ưu đãi của chủ đầu tư. Ở Hà Nội, nguồn cung hiện đang rất hạn chế nên các chủ đầu tư không cần triển khai quá nhiều chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng, tất nhiên vẫn có, nhưng nhìn chung là không nhiều. Ngược lại, tại TP.HCM và đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc đang có nguồn cung lớn hơn cầu do các nhà phát triển bất động sản đi trước đón đầu dòng khách hàng thì chính sách ưu đãi rất phong phú.

Phân tích cụ thể hơn, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho hay, khu vực Đông Bắc TP.HCM đang chứng kiến xu hướng thay đổi rõ nét. Trong đó, bất động sản công nghiệp sẽ được tái cấu trúc đồng bộ, chất lượng, nhờ đó là điểm đến thu hút FDI và hình thành cộng đồng chuyên gia, kỹ sư, lao động tay nghề cao. Điều này kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở chất lượng cao.

Với bất động sản nhà ở, nhờ quỹ đất rộng, khu vực này sẽ là nơi xuất hiện các dự án nhà ở được quy hoạch bài bản, pháp lý minh bạch, chú trọng yếu tố xanh, thông minh và tiện ích cao cấp. Phân khúc căn hộ trung và cao cấp dự báo sẽ đáp ứng tốt nhu cầu ở thực của nhóm cư dân tinh hoa, đặc biệt tại khu vực trung tâm tài chính, công nghệ cao.

“Dư địa và cơ hội tăng trưởng của thị trường phía Nam, đặc biệt là Đông Bắc TP.HCM đang lớn dần và sóng bất động sản cũng đang bắt đầu hình thành, thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Nam tiến đang trở thành xu hướng tất yếu của các nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn”, TS. Nguyễn Văn Đính khẳng định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Tại sao nhà đầu tư phía Bắc “đổ bộ” thị trường bất động sản Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO