Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản.
“Cú quay xe” về việc hạn chế tín dụng vào BĐS, lãi suất điều chỉnh tăng nóng đã khiến thị trường BĐS đột ngột giảm nhiệt, chuyển sang trạng thái trầm lắng, thanh khoản chậm.
Nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp hiện nay là có thật, nhưng việc tiếp cận vốn vay khó đang là một trong những rào cản nỗ lực hồi phục sản xuất kinh doanh.
Để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, Ngân hàng Nhà nước kiến nghị cần có các giải pháp đồng bộ để khơi thông nguồn vốn đa dạng, an toàn, hiệu quả, hỗ trợ thị trường bất động sản vừa giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Thị trường bất động sản gặp khó khăn khi nhiều ngân hàng đang kiểm soát chặt dòng vốn vào lĩnh vực này. Nếu những chính sách vĩ mô như chính sách tài khóa, tiền tệ thay đổi và vướng mắc pháp lý của dự án được giải quyết thì thị trường mới có tín hiệu tích cực hơn.
Từ phía Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đều khẳng định không có hoạt động siết tín dụng vào bất động sản, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp và người dân giai đoạn gần đây hầu như khó tiếp cận được vốn vay phát triển dự án cũng như mua nhà có nhu cầu thực.
Theo DKRA Vietnam, trong 6 tháng đầu năm 2022 bất động sản khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận thị trường thứ cấp ghi nhận giá bán sự sụt giảm cục bộ ở một số dự án. Trong khi đó, thị trường sơ cấp lại tăng mạnh, nhiều lần thiết lập mặt bằng giá mới.
Ngân hàng Nhà nước dự kiến quy định chặt chẽ hơn (quy trình, điều kiện, thủ tục…) đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở, mua đất xây nhà với số tiền lớn, tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản.
Mới đây, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã thể hiện những quan điểm liên quan đến các hoạt động kiểm soát tín dụng vào lĩnh vực bất động sản của các cơ quan quản lý.
Ngân hàng Nhà nước chưa bao giờ nói "siết chặt tín dụng bất động sản, chứng khoán", quan điểm điều hành xuyên suốt của cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực tiềmẩn rủi ro, trong đó có một số phân khúc bất động sản, chứng khoán mang tính đầu cơ.
Việc siết chặt nguồn vốn nên xem xét một cách hợp lý, tránh sốc cho thị trường bất động sản, làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung đến các thị trường khác trong bối cảnh Chính phủ có các giải pháp phục hồi phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.
"Việc thắt chặt quản lý tín dụng cho bất động sản là cần thiết, tuy nhiên cần triển khai trong thực tiễn một cách phù hợp", TS. Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam chia sẻ cùng MarketTimes.