Trong tháng 6, lạm phát tại quốc gia này đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây là mức cao nhất kể từ thập niên những năm 1980.
Chỉ trong vòng 1 năm, do dự bùng nổ giá xăng dầu, giá năng lượng đã tăng mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua, 33,1%.
Đồng thời, giá thực phẩm leo thang nhanh chóng với mức tăng 5,7% trong 1 năm, mức cao nhất kể từ tháng 7/2008. Thậm chí giá các sản phẩm tươi sống đã tăng 6,2%.
Sản phẩm chế tạo tăng 2,6% trong vòng một năm, tốc độ chậm hơn một chút so với trong tháng 5 do doanh số bán hàng đã giảm nhưng tốc độ tăng hiện tại vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 1992.
Lạm phát cũng làm ảnh hưởng đến giá dịch vụ, tuy chậm, nhưng vẫn ở mức +3,2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao nhất kể từ cuối năm 2002.
Chiến tranh và dịch bệnh vẫn là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tăng giá thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ và đặc biệt là năng lượng.
Các chuyên gia kinh tế đánh giá tình hình sẽ chưa được cải thiện trong vào tháng tới. Cơ quan INSEE dự kiến lạm phát sẽ tăng tốc "đến xấp xỉ 7% trong tháng Chín," trước khi ổn định vào cuối năm trong khoảng 6,5% đến 7%.
Ngân hàng trung ương Pháp cũng hy vọng mức độ lạm phát trung bình của năm 2022 sẽ dao động ở mức 5,5%.
Mặc dù đây là một trong những tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong Liên minh châu Âu, nhưng bất chấp sự động viên của chính phủ, người dân Pháp vẫn cảm thấy choáng váng.
Lạm phát và giá cả leo thang thậm chí còn khiến họ dần thay đổi thói quen hàng ngày và có xu hướng thắt lưng buộc bụng, hoặc mua hàng tích trữ khi có thể.
Theo dự kiến, Quốc hội Pháp sẽ sớm xem xét một loạt các đề xuất của chính phủ nhằm bảo vệ sức mua, như hỗ trợ trả tiền thuê nhà, cải thiện thu nhập tối thiểu xã hội, nâng mức lương hưu, giảm thuế, hỗ trợ phiếu mua thực phẩm cho các hộ gia đình...
Tuy nhiên, khả năng đồng ý của các nhóm chính trị để các biện pháp này được thông qua còn chưa chắc chắn.