Vì sao gói thầu 600 tỷ đồng tại Dự án cải tạo, mở rộng QL 2 Vĩnh Yên - Việt Trì rơi vào tay liên danh Phúc Thành An - Phương Nam - Thành Hưng - Hồng Hà - Đề kè và PTNT Hải Dương?

Quang Minh | 07:09 28/08/2024

Dù bị đánh giá kỹ thuật thấp hơn hẳn so với các đơn vị khác, tuy nhiên, Liên danh là Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà vẫn trúng gói thầu XL2 trị giá 600 tỷ đồng tại Dự án cải tạo, mở rộng QL 2 Vĩnh Yên - Việt Trì nhờ bỏ thầu giá thấp.

Vì sao gói thầu 600 tỷ đồng tại Dự án cải tạo, mở rộng QL 2 Vĩnh Yên - Việt Trì rơi vào tay liên danh Phúc Thành An - Phương Nam - Thành Hưng - Hồng Hà - Đề kè và PTNT Hải Dương?
Vì sao gói thầu 600 tỷ đồng tại Dự án cải tạo, mở rộng QL 2 Vĩnh Yên - Việt Trì rơi vào tay liên danh Phúc Thành An - Phương Nam - Thành Hưng - Hồng Hà - Đề kè và PTNT Hải Dương?

Theo tìm hiểu từ MarketTimes, gói thầu QL2-XL: Thi công xây dựng đoạn Km38+600 (nút giao Hợp Thịnh) – Km49+768,27 đường đầu cầu Việt Trì mới thuộc dự án cải tạo, mở rộng QL.2 đoạn Vĩnh Yên – Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phúc có Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án Đường thủy – Bộ GTVT vừa có kết quả đấu thầu.

Trong đó, gói thầu nêu trên có 3 nhà thầu tham gia gồm: Liên danh Tân Thành – Thủy Lợi Hà Nội – 207; Liên danh Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam - Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà và đơn vị độc lập cuối cùng là Tổng Công ty 319, Bộ Quốc phòng.

Tuy nhiên, tổ chuyên gia của Ban Quản lý các dự án Đường thủy – Bộ GTVT đánh giá về tính hợp lệ E-HSDT thì Liên danh Tân Thành – Thủy Lợi Hà Nội – 207 không đạt do thành viên trong liên danh là Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Tiến không có bảo đảm dự thầu.

Như vậy, gói thầu nêu trên thực chất chỉ còn 2 nhà thầu Liên danh là Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà và Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng tiếp tục được đánh giá tiếp về năng lực, kinh nghiệm và đều được đánh giá đạt.

Tiếp đến, đánh giá về kỹ thuật, Liên danh Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà chỉ đạt 75 điểm, con số này thấp hơn nhiều so với Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng đạt đến 85,5 điểm.

ql2-hs.jpg
Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng có số điểm cao hơn hẳn Liên danh Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà

Cuối cùng đánh giá về tài chính Liên danh là Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà có giá dự thầu thấp hơn Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng đến hơn 57 tỷ.

Cụ thể liên danh đưa ra giá dự thầu là hơn 543.4 tỷ đồng, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng đưa ra giá dự thầu là 600.6 tỷ đồng.

Sau khi hiệu chỉnh sai lệch thừa trừ giá trị giảm giá, phía liên danh giữ nguyên giá dự thầu, còn Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng giảm hơn 18 tỷ. Như vậy, giá dự thầu cuối cùng của liên danh là hơn 543.4 tỷ đồng còn Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng là hơn 582 tỷ đồng, con số chệnh lệch vẫn đến đến 39 tỷ đồng.

Trên cơ sở đó, tổ chuyên gia xếp hạng các E-HSDT: Liên danh Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam - Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà đứng thứ nhất còn Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng xếp vị trí thứ 2.

Từ kết quả đánh giá kể trên, Chủ đầu tư là Ban Quản lý các dự án Đường thủy – Bộ GTVT đã phê duyệt cho Liên danh Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà trúng thầu với giá trị là 543.469.714.648 đồng.

ql2.jpg
Ông Dương Thanh Hưng, Giám đốc Ban Quản lý các dự án Đường thủy – Bộ GTVT đã đồng ý cho Liên danh Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà trúng gói thầu 600 tỷ đồng

Như vậy, Liên danh Công ty TNHH Phúc Thành An - Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí Phương Nam -Công ty cổ phần xây dựng Đê kè và PTNT Hải Dương - Công ty TNHH kinh doanh và xây dựng Thành Hưng - Công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Hồng Hà đã thắng thầu dự án quan trọng kể trên nhờ.... bỏ giá thấp.

Trao đổi với MarketTimes, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam từng chia sẻ, vừa qua, chúng tôi đã kiến nghị với Bộ Xây dựng, các công trình Bộ, Sở khi đi nghiệm thu sử dụng, cần có biên bản xác nhận khối lượng đã hoàn thành của nhà thầu, thì ít ra nhà thầu còn nắm được là đã làm từng đấy việc.

Vì thực chất nhà thầu phải ứng tiền mua bán vật liệu, khi chủ đầu tư mới thanh toán 80% hay 85% thì tiền của nhà thầu vẫn tồn đọng, ví dụ tiền nhân công vật tư, thực chất tài sản này chưa thuộc sở hữu của chủ đầu tư để bàn giao cho khách. Bộ Xây dựng đã ghi nhận nhưng chưa có quy định về việc này. Đây chính là cái khó của nhà thầu, có thể nói 10 chủ đầu tư thì 8 chủ đầu tư dây dưa thanh toán chủ yếu là ở 20% đến 25% cuối cùng.

Từ việc này, dẫn đến nợ đọng tràn lan như Tập đoàn Hòa Bình, là một công ty top 10 của ngành xây dựng. Với doanh thu năm 2018 cũng dạt tới 21.000 tỷ đồng, tuy nhiên do bị các Chủ đầu tư nợ quá lớn: đến 31/12/2023 nợ phải thu của Hoà Bình là 10 669 tỷ (chiếm 70% tổng tài sản) trong đó nợ khó đòi là 2.476 tỷ và tổng nợ phải trả là 15.156 tỷ.

"Công ty càng cố thoát khỏi nợ đọng, nhiều nhà thầu phải cố đấm ăn xôi đấu thầu tiếp để lấy dòng tiền về, lấy cái chết từ từ để cứu cái chết ngay. Từ đó, nhiều nhà thầu phá giá từ 10% đến 20%. Vừa rồi 2 gói đấu thầu giao thông bằng vốn nhà nước rất lớn, doanh nghiêp thầu rất thấp giảm đến 23%. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp muốn tiêu diệt nhau", ông Hiệp nêu quan điểm.

Công ty TNHH Phúc Thành An của ông Đỗ Văn Khoát tham vọng gì từ các dự án giao thông?

Công ty TNHH Phúc Thành An (Phúc Thành An) do ông Đỗ Văn Khoát là người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc Công ty có địa tại Khu Bắc, Thị trấn Thổ Tang, Huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.

Công ty hoạt động từ tháng 9/2005, chủ yếu thực hiện các gói thầu tại Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. Trong thời gian gần đây, Phúc Thành An của ông Đỗ Văn Khoát tỏ rõ tham vọng lấn sân sang một số dự án giao thông.

Ngoài Dự án Dự án cải tạo, mở rộng QL 2 Vĩnh Yên - Việt Trì mới được trúng thầu, trước đó, Phúc Thành An và liên danh đã trúng gói thầu số 21 thi công xây dựng đoạn tuyến từ Km43+00 - Km55+00 thuộc dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - đoạn qua tỉnh Tuyên Quang. Gói thầu có trị giá trên 764,1 tỷ đồng.

Được biết, hiện Phúc Thành An đang tiếp tục tham gia một số gói thầu khác tại cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang giai đoạn 2.

Điểm đặc biệt tại Dự án Cải tạo, mở rộng Quốc lộ 2, đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì

Theo thiết kế, dự án có điểm đầu khoảng Km38+600 (nút giao Hợp Thịnh) huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc; điểm cuối kết nối với đường đầu cầu Việt Trì mới (khoảng Km49+768,27), huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Mục tiêu là đầu tư nâng cấp, cải tạo 11,06 km Quốc lộ 2 để đạt quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật là đường cấp III đồng bằng, 4 - 6 làn xe theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005, tốc độ thiết kế 80 km/h.

Tổng mức đầu tư là 1.258,179 tỷ đồng, trong đó 2 khoản chi phí lớn nhất là bồi thường hỗ trợ và tái định cư 556,346 tỷ đồng (đã bao gồm chi phí dự phòng) và chi phí xây dựng 575,721 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện: hoàn thành năm 2025.

Điểm đặc biệt tại dự án này là, dù chỉ có quy mô vốn đầu tư 1.258 tỷ đồng, nhưng Dự án là một trong số ít công trình đường bộ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách hỗn hợp giữa vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT (799,4 tỷ đồng) và vốn ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc (458,44 tỷ đồng). 

Chính vì sự vướng mắc này nên khi đối chiếu các quy định tại Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công, thì hiện chưa có quy định cụ thể về trình tự thủ tục và cách thức thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn, giao vốn, giải ngân, thanh toán nguồn vốn ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện dự án do Trung ương quyết định đầu tư và chủ đầu tư là cơ quan trực thuộc Bộ GTVT.

Trong quá trình triển khai đền bù, giải phóng mặt bằng cho dự án, nhận thấy sự bất cập, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có đề nghị dừng hợp vốn và điều chỉnh chủ trương đầu tư, thì phải báo cáo lại Thủ tướng Chính phủ và sẽ mất nhiều thời gian để điều chỉnh trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, điều chỉnh thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán... Điều này dẫn đến việc thực hiện Dự án khó đáp ứng tiến độ đầu tư trung hạn 2021-2025.

Tuy nhiên, để tránh bế tắc cho Dự án, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Ban Quản lý các dự án đường thủy báo cáo Kho bạc Nhà nước Trung ương cho phép bằng văn bản được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Trung ương (để giải ngân nguồn vốn của Bộ GTVT) và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (để giải ngân nguồn vốn địa phương). Đây là phương án được học hỏi, tham vấn kinh nghiệm từ một số địa phương từng triển khai nguồn vốn hỗn hợp là Đà Nẵng và Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, do Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đầu tư công không có quy định về việc ngân sách cấp tỉnh bố trí vốn cho dự án được cơ quan trung ương phê duyệt (Bộ GTVT quyết định đầu tư) và chủ đầu tư dự án là cơ quan thuộc Trung ương (Ban Quản lý các dự án đường thủy) dẫn đến việc thực hiện có một số rủi ro liên quan.

Vì thế, đây cũng là dự án khá đặc biệt của ngành GTVT và các đơn vị thực hiện cũng đang vừa làm, vừa gỡ vướng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Vì sao gói thầu 600 tỷ đồng tại Dự án cải tạo, mở rộng QL 2 Vĩnh Yên - Việt Trì rơi vào tay liên danh Phúc Thành An - Phương Nam - Thành Hưng - Hồng Hà - Đề kè và PTNT Hải Dương?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO