Thị trường ngày 15/2: Giá dầu và cao su giảm, đồng, quặng sắt, cà phê đảo chiều tăng

Minh Quân | 07:41 15/02/2023

Giá hàng hóa phiên thứ Ba (14/2) đảo ngược lại xu hướng của phiên liền trước, với dầu quay đầu giảm trong khi kim loại cơ bản và kim loại quý đều mạnh lên.

Thị trường ngày 15/2: Giá dầu và cao su giảm, đồng, quặng sắt, cà phê đảo chiều tăng
Ảnh minh họa

Dầu giảm 1%

Giá dầu giảm 1% vào thứ Ba do các thương nhân lo lắng về nguồn cung tăng cao sau khi dữ liệu từ Viện Dầu khí Mỹ cho thấy tồn trữ dầu thô và các sản phẩm chưng cất của Mỹ tăng mạnh.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 4 kết thúc phiên giảm 1,03 USD, tương đương 1,2%, xuống 85,58 USD/thùng; dầu Trung cấp Tây Texas của Mỹ (WTI) kỳ hạn cho tháng 3 giảm 1,08 USD, tương đương 1,4%, xuống 79,06 USD/thùng.

Giá dầu sau đó còn tiếp tục giảm trên bảng điện tử sau phiên giao dịch, với dầu WTI giảm thêm 22 cent xuống còn 78,84 đô la một thùng, trong khi Brent giảm 32 cent xuống 85,26 USD/thùng.

Tuy nhiên, đà giảm được hạn chế bởi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) trong một báo cáo hàng tháng đã nâng dự báo nhu cầu dầu năm 2023 thêm 100.000 thùng/ngày, với lý do nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sau các hạn chế do COVID.

Vàng đi ngang

Thị trường vàng cũng trải qua một phiên nhiều biến động, tăng vào đầu phiên nhưng giảm vào cuối phiên và kết thúc ở mức gần như không thay đổi so với cuối phiên liền trước trong bối cảnh lạm phát tháng 1 thấp nhất 1,5 năm nhưng lạm phát lõi vẫn cao và các quan chức Fed vẫn tỏ ra ủng hộ chính sách tiếp tục tăng lãi suất.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên gần như không đổi, ở mức 1.852,94 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 tăng 0,1% lên 1.851,80 USD.

David Meger, giám đốc giao dịch kim loại của High Ridge Futures, cho biết thị trường vẫn lo ngại rằng Fed có thể cảm thấy cần phải mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất và chống lại áp lực lạm phát, vốn sẽ đè nặng lên vàng.

Sau dữ liệu CPI, Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin và Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan đều cho biết ngân hàng trung ương sẽ cần tập trung vào việc đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%.

Đồng tăng giá

Giá đồng giao động mạnh trong phiên thứ Ba, tăng mạnh vào đầu phiên sau khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo rằng lãi suất sẽ phải duy trì ổn định lâu hơn mặc dù dữ liệu cho thấy lạm phát tiêu dùng của Mỹ đang hạ nhiệt.

Giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,2% lên 9.059 USD/tấn vào cuối phiên, sau khi tăng tới 1,3% trong giao dịch lúc đầu phiên.

Gần đây, giá đồng đã được hỗ trợ bởi sự gián đoạn tại các mỏ, bao gồm cả tại mỏ Grasberg ở Indonesia, mà nhà điều hành Freeport-McMoRan hy vọng có thể khởi động lại một phần trước cuối tháng Hai.

Cao su thấp nhất 5 tuần

Giá cao su kỳ hạn của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong 5 tuần vào thứ Ba, do dữ liệu cho thấy sự phục hồi kinh tế yếu hơn dự kiến đã đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư và đồng yên mạnh hơn gây thêm áp lực.

Hợp đồng cao su giao tháng 7 của Sàn giao dịch Osaka kết thúc phiên giảm 2,6 yên, tương đương 1,2%, xuống 220,0 yen (1,67 USD)/kg, sau khi trước đó trong phiên có lúc chạm mức thấp nhất kể từ ngày 10/1, là 219,2 JPY.

Hợp đồng cao su SNRv1 giao tháng 5 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 30 CNY lên 12.585 CNY (1.847 USD)/tấn.

Đồng yen Nhật JPY tăng 0,46% lên 131,82 yen đổi một đô la, sau khi giảm 0,7% trong phiên trước đó. Đồng yên mạnh hơn khiến tài sản bằng đồng yên trở nên đắt đỏ hơn thi hơn khi mua bằng các loại tiền tệ khác.

Đậu tương, lúa mì và ngô giảm

Giá đậu tương Mỹ kỳ hạn tương lai giảm vào thứ Ba do hoạt động chốt lời sau khi đạt mức cao nhất trong nhiều tháng vào thứ Hai và áp lực cơ bản từ vụ thu hoạch vụ đậu tương lớn kỷ lục ở Brazil.

Ngô và lúa mì theo sau đậu tương giảm với lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu làm tăng thêm tâm lý giảm giá.

Cuối phiên, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3 giảm 7-1/2 cent xuống 15,35-1/4 USD/bushel, giảm khỏi mức cao nhất trong 8 tháng đạt đuộc một ngày trước đó. Giá khô đậu tương kỳ hạn cũng giảm một ngày sau khi hợp đồng tham chiếu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.

CBOT ngô giao tháng 3 cũng giảm 3-1/4 cent xuống 6,81-3/4 USD/bushel, trong khi lúa mì giao tháng 3 giảm 7-1/2 cent xuống 7,84-1/2 USD/bushel.

Cà phê Arabica tăng hơn 3%

Giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần vào thứ Ba, không xa mức cao nhất trong 3 tháng, do một số dự báo về sản lượng tại nước xuất khẩu lớn nhất thế giới đi xuống.

Hợp đồng Cà phê arabica kỳ hạn tháng 5 tăng 6,5 cent, tương đương 3,7%, lên ở mức 1,8325 USD/lb.

Các đại lý lưu ý rằng lượng cafd phê dự trữ bắt đầu giảm, với việc phân loại tồn đọng gần đây hiện đã được giải quyết, trong khi một số ước tính về sản lượng ở Brazil cho thấy mức thấp hơn dự kiến.

Nhà môi giới StoneX hôm thứ Ba dự báo sản lượng vụ mùa mới của Brazil ở mức 62,3 triệu bao, cho biết sản lượng sẽ thấp hơn so với dự kiến ban đầu.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 tăng 26 USD, tương đương 1,3%, lên 2.070 USD/tấn.

Quặng sắt tăng

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên kết thúc phiên giao dịch đầy biến động bằng mức tăng nhẹ, trong khi quặng sắt trên sàn Singapore cũng chuyển từ lỗ sang tăng trong bối cảnh nhu cầu của Trung Quốc vẫn tiếp diễn.

Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên – kỳ hạn tháng 5 - tăng 0,4% lên 856,5 CNY (125,66 USD)/tấn vào vào cuối phiên, hồi phục đáng kể sau khi giảm lúc đầu phiên.

Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt giao tháng 3, hoạt động tích cực nhất, đã tăng 2% lên 122,75 USD/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất trong phiên là 119,90 USD.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 15/2:

331226207_3542038082698180_4672565766484585901_n.jpg
Bài liên quan

(0) Bình luận
Thị trường ngày 15/2: Giá dầu và cao su giảm, đồng, quặng sắt, cà phê đảo chiều tăng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO