“Thế giới không chỉ có Trung Quốc và Mỹ”: Ngành công nghiệp xa xỉ tự tin bay ngược chiều gió

Minh Phương | 08:32 28/05/2023

Những chiếc du thuyền tấp nập trên bờ biển Địa Trung Hải và những sự chuẩn bị cho Giải đua xe Công thức Một đang diễn ra.

“Thế giới không chỉ có Trung Quốc và Mỹ”: Ngành công nghiệp xa xỉ tự tin bay ngược chiều gió

Không có dấu hiệu nào cho thấy sự bi quan hiện lên trên nét mặt của các nhà điều hành tập trung cho Hội nghị Thương mại Hàng xa xỉ của Financial Times tại Monaco vào tuần này. Quốc gia nhỏ bé này là một trong những điểm đến ưa thích của những người giàu có đã thúc đẩy sự bùng nổ gần đây của ngành hàng xa xỉ.

Những nhân vật hàng đầu trong ngành tỏ ra tự tin rằng việc kinh doanh sẽ tiếp tục phát triển nhờ những những vị khách hàng giàu có trên toàn cầu, bất chấp những lo ngại khi tốc độ tăng trưởng chậm lại đã khiến ngành này mất đi hàng chục tỷ USD ngay trong lúc họ nói chuyện.

Các nhà đầu tư đang bán tháo cổ phiếu của các công ty trong ngành vì nỗi lo nhu cầu có thể giảm xuống, đặc biệt là ở hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc, theo các nhà phân tích tại Deutsche Bank và theo các ghi chú tại một hội nghị đầu tư của Morgan Stanley.

Cổ phiếu của công ty dẫn đầu ngành là LVMH giảm 5% vào thứ Ba, trong khi cổ phiếu của Hermès và Kering lần lượt giảm 6,5% và 3%.

Ba công ty này tiếp tục giảm vào thứ Tư theo xu hướng đi xuống của thị trường châu Âu rộng hơn, khi các nhà đầu tư cổ phiếu toàn cầu lo lắng về triển vọng tăng trưởng, căng thẳng Mỹ - Trung, xung đột Nga - Ukraine và cuộc tranh luận về trần nợ chưa được giải quyết ở Mỹ.

Tuy nhiên, nói trước tại Hội nghị FT tại Monaco, CEO của LVMH là Sidney Toledano nói rằng không nên quá bi quan. Ông cho rằng các thương hiệu hàng đầu như Louis Vuitton hay Dior sẽ vẫn kiên cường ngay cả khi tăng trưởng chậm lại. Bởi họ có sự phủ sóng toàn cầu, “sự sáng tạo chân chính” và khả năng tiếp thị tốt.

"Thế giới không chỉ có Trung Quốc và Mỹ", Toledano nói. Ông từng là tổng giám đốc của Dior và hiện quản lý một số thương hiệu thời trang của tập đoàn, bao gồm Céline và Loewe.

“Châu Âu đang làm rất tốt với sự trở lại của những du khách giàu có. Người Mỹ cũng đến Pháp, Tây Ban Nha hay Monaco để mua sắm. Bên cạnh đó, còn có những thị trường đầy hứa hẹn như Ấn Độ và châu Phi, hay những quốc gia châu Á đang phát triển mạnh mẽ như Hàn Quốc và Thái Lan,” Toledano nói.

Ông chỉ ra việc khai trương lại cửa hàng Tiffany ở New York vào tháng trước là một dấu hiệu cho thấy công ty châu Âu đầu tiên đạt giá trị thị trường 500 tỷ USD là LVMH rất tự tin và sẽ đầu tư lâu dài vào Mỹ. Toledano cho rằng thị trường Mỹ chỉ chậm lại đối với những thương hiệu không có sự sáng tạo đích thực, dịch vụ chất lượng hoặc chiến lược tiếp thị phù hợp.

349260064_561752692708725_58377424668088098_n.png

Hầu hết các nhà phân tích dự đoán rằng ngành hàng xa xỉ sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức tăng hai chữ số thấp trong năm tới, nhưng có lẽ sẽ chậm lại một chút so với mức tăng trưởng vượt trội mà ngành này đã trải qua trong những năm gần đây.

Có nhiều bằng chứng cho thấy sự tăng trưởng đang chậm lại ở Mỹ, đặc biệt là ở nhóm khách hàng mua xa xỉ phẩm thuộc tầng lớp trung lưu - những người nhạy cảm hơn với những thay đổi trong nền kinh tế.

Trung Quốc là dấu hỏi khác cho ngành này. Covid đã làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh khu vực của hầu hết các công ty hàng xa xỉ trong quý thứ tư. Giám đốc điều hành của nhà bán lẻ thương mại điện tử hàng xa xỉ Mytheresa là Michael Kliger nói rằng đã có sự phục hồi nhưng chậm hơn nhiều so với dự kiến.

Tham khảo FT


(0) Bình luận
“Thế giới không chỉ có Trung Quốc và Mỹ”: Ngành công nghiệp xa xỉ tự tin bay ngược chiều gió
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO