Với kim loại quý, bạc kết thúc tuần với mức giá 18,61 USD/ounce, tương đương với mức tăng nhẹ 0,12% sau 5 tuần liên tiếp đỏ lửa.
Bạch kim bứt phá mạnh mẽ nhất trong nhóm kim loại quý, tăng 4,37% lên 867,2 USD/ounce.
Việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, vượt những kỳ vọng trước đó ngăn cản sự trượt giá của đồng Euro.
Thêm vào đó, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bố sung 75 điểm cơ bản thay vì 100 điểm trong quyết định lãi suất.
Những điều này khiến cho chỉ số USD Index hạ nhiệt và làm giảm sức ép trong chi phí nắm giữ các mặt hàng trong nhóm kim loại quý.
Đối với nhóm kim loại cơ bản, cả đồng COMEX và quặng sắt đều kết thúc tuần với mức giá tăng khá mạnh.
Quặng sắt tăng vọt lên gần 7% và đã lấy lại được mốc 100 USD, trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực trợ giúp cho việc bình ổn cuộc khủng hoảng thế chấp bất động sản.
Bên cạnh đó, tồn kho thép trung bình các loại của 184 nhà máy Trung Quốc liên tục giảm trong thời gian gần đây, suy yếu 6,8% trong tuần vừa qua so với tuần trước đó đã hỗ trợ cho đà tăng của giá sắt.
Niken LME tăng vọt hơn 14% trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung thắt chặt khi LME trong tuần trước đã cân nhắc các lệnh cấm với Norilsk Nickel của Nga, công ty khai thác niken top 3 trên thế giới.
Trên thị trường nội địa, trong vòng hơn 2 tháng, giá thép đã có đợt điều chỉnh giảm lần thứ 10 liên tiếp vào cuối tuần trước.
Cụ thể, tại miền Bắc, thép Hòa Phát giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống mức 15.690 đồng/kg.
Trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 16.390 đồng/kg, giảm 110 đồng.
Như vậy, trong lần điều chỉnh này, giá theo trong nước giảm khoảng 100.000 - 310.000 đồng/tấn tuỳ từng sản phẩm.