Nền kinh tế được mệnh danh con rồng châu Á nguy cơ ‘bốc hơi’ 1,6 tỷ USD trong 11 năm tới vì một nguyên nhân không thể đảo ngược

Anh Dũng | 18:46 03/04/2024

Báo cáo Project HeatSafe cho biết năng suất dự kiến giảm 14% vào năm 2035, dẫn đến thiệt hại kinh tế là 2,22 tỷ đô la Singapore (1,64 tỷ USD).

Nền kinh tế được mệnh danh con rồng châu Á nguy cơ ‘bốc hơi’ 1,6 tỷ USD trong 11 năm tới vì một nguyên nhân không thể đảo ngược

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết, nhiệt độ tăng cao có thể gây thiệt hại kinh tế của nước này lên tới 1,64 tỷ USD vào năm 2035.

Trở lại năm 2018, tình trạng căng thẳng do nắng nóng đã khiến năng suất bình quân của bốn lĩnh vực kinh tế lớn Singapore là dịch vụ, xây dựng, sản xuất và nông nghiệp giảm 11,3%. Và tình hình đang ngày càng tệ hơn.

Báo cáo Project HeatSafe của NUS cho biết năng suất dự kiến giảm 14% vào năm 2035, dẫn đến thiệt hại kinh tế là 2,22 tỷ đô la Singapore (1,64 tỷ USD), sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát.

Tổn hại sẽ nhiều hơn đối với những người lao động phải tiếp xúc với các điều kiện môi trường bất lợi như làm việc dưới nắng hoặc tiếp xúc với máy móc toả nhiệt cao.

Người ta ước tính rằng cứ mỗi ngày nắng nóng, năng suất làm việc của người lao động bị giảm trong giờ làm, khiến thu nhập trung bình của mỗi công nhân giảm đi 21 đô la Singapore.

Project HeatSafe là dự án nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên ở Singapore cũng như khu vực nhằm đánh giá tác động của mức nhiệt tăng lên đối với năng suất và sức khỏe mỗi cá nhân cũng như kinh tế vĩ mô.

Cộng tác viên của dự án Natalia Borzino cho biết họ lấy năm 2018 làm cơ sở cho nghiên cứu vì đây là thời điểm trước đại dịch, cũng là năm “bình thường” cuối cùng mà nhóm có dữ liệu.

Quốc đảo này đang nóng lên nhanh gấp đôi so với các nước khác trên thế giới. Trong vòng 4 ngày gần đây, chỉ số UV đạt đến mức “cực đoan” tới hai lần. Đây là mức cao nhất trong thước đo bức xạ UV mặt trời của Singapore.

Nhưng không riêng Singapore phải đối mặt với đợt nắng nóng gay gắt này.

Đầu tháng 2, các nhà khoa học cảnh báo rằng thế giới đã lần đầu tiên vượt qua mốc tăng nhiệt quan trọng trong cả năm. Tháng 7 năm ngoái, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo rằng thế giới đã chuyển từ tình trạng nóng lên toàn cầu sang “kỷ nguyên sôi sục toàn cầu”.

Ngoài việc ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và hoạt động thể chất, nghiên cứu của NUS còn phát hiện ra rằng việc tiếp xúc với nhiệt độ quá cao có thể gây rủi ro cho tỷ lệ sinh của Singapore, vốn đã ở mức thấp lịch sử.

Theo CNBC

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nền kinh tế được mệnh danh con rồng châu Á nguy cơ ‘bốc hơi’ 1,6 tỷ USD trong 11 năm tới vì một nguyên nhân không thể đảo ngược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO