Bạc giảm 1,42% xuống mức 20,95 USD/ounce, đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.
Bạch kim vẫn là mặt hàng chịu nhiều tổn thương nhất trong nhóm kim loại quý khi có phiên giảm thứ 6 liên tiếp, trượt dốc 2,32% và đóng cửa ở mức 910,7 USD/ounce.
Theo thông tin của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 5 tăng 0,8% so với con số 0,4% hồi tháng 4. Giá hàng hóa tăng 1,4% và chiếm gần 2/3 mức tăng của chỉ số PPI chủ yếu do sự leo thang của giá xăng dầu và thực phẩm trên thế giới.
Căng thẳng về lạm phát càng được củng cố ngay trước thềm diễn ra cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Đồng USD đang tiếp tục đà tăng phiên thứ 5 liên tiếp sau khi đạt đỉnh 20 năm và gây áp lực cho các mặt hàng kim loại vốn nhạy cảm với lãi suất.
Với nhóm kim loại cơ bản, đồng COMEX nối dài đà giảm khi đi xuống 1,31% còn mức 4,15 USD/pound và quặng sắt giảm 1,02% xuống mức 133,21 USD/tấm trước áp lực kép từ mức đặt cược tăng lãi suất mạnh mẽ và nhu cầu bị thách thức do dịch bệnh tại Trung Quốc.
Từ những ý kiến về khả năng tăng lãi suất của Fed đã khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và làm thu hẹp hoạt động sản xuất khiến nhu cầu đồng và sắt thép suy yếu.
Bên cạnh đó, nhóm kim loại cơ bản đi xuống trước thềm Trung Quốc thông báo các dữ liệu quan trọng vào sáng nay. Theo đó đầu tư tài sản cố định tháng 5 được dự báo tăng chậm hơn tháng trước, trong khi sản lượng công nghiệp được kỳ vọng khả quan hơn hồi tháng 4, nhưng vẫn tăng trưởng ở mức âm.
Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), các đánh giá cho thấy sự phục hồi kinh tế tại Trung Quốc còn gặp nhiều cản trở và thị trường kim loại cơ bản vẫn phải đối diện với áp lực gia tăng.