Lạng Sơn: “Tung” các sản phẩm chủ lực tham gia nhịp cầu giao thương

Dương Trang | 10:39 06/11/2022

Hội chợ thương mại quốc tế Việt – Trung năm 2022 được diễn ra từ ngày 2-9/11 tại thành phố Lạng Sơn có 260 gian hàng với sự tham gia của trên 100 doanh nghiệp đến từ trên 40 tỉnh, thành phố trong nước và Trung Quốc; trong đó các gian hàng của Lạng Sơn trưng bày chủ đạo.

Lạng Sơn: “Tung” các sản phẩm chủ lực tham gia nhịp cầu giao thương
Các mặt hàng chủ lực của địa phương được các huyện trong tỉnh trưng bày tại Hội chợ. (Ảnh: marketTimes).

Sau hơn 2 năm đại dịch Covid-19, năm nay Hội chợ được tổ chức lại với quy mô tương đối lớn. Các sản phẩm tham gia Hội chợ là các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương, trong số đó, Lạng Sơn chiếm phần lớn các gian hàng trưng bày.

Bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững…

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh trong 9 tháng năm 2022 đạt 2.125 triệu USD, bằng 38,6% kế hoạch, giảm 30,78% so với cùng kỳ. Hàng địa phương xuất khẩu 97 triệu USD, đạt 68,3% kế hoạch, tăng 6,6%.

Việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giảm là do 9 tháng vừa qua Trung Quốc vẫn thực hiện chính sách Zero Covid nên hàng hoá thông quan qua cửa khẩu hai nước cũng giảm đi đáng kể.

5.11_gd-so-cong-thuong(1).jpg
Hội chợ là cơ hội phát triển xuất khẩu những sản phẩm OCOP của Việt Nam, đưa các sản phẩm chất lượng của Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung đến với thị trường Trung Quốc. (Ảnh: MarketTimes).
5.11_bac-son.jpg
Huyện Bắc Sơn mang đến Hội chợ hàng chục sản phẩm, trong đó sản phẩm tiêu biểu nhất là quýt vàng Bắc Sơn nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, Bắc Sơn còn giới thiệu thêm các sản phẩm đạt OCOP như gạo nếp cái hoa vàng, bánh chưng đen và rượu men lá suối Mỏ Mắm... (Ảnh: MarketTimes).
5.11_cao-loc.jpg
Huyện Cao Lộc đã chủ động lựa chọn các sản phẩm chủ đạo, đạt OCOP như hồng không hạt Bảo Lâm, hoa hồi khô, hạt macca. Được biết, thời gian tới, huyện tiếp tục đề xuất xây dựng thêm 3 sản phẩm như rượu men lá, chanh rừng, thịt hun khói đạt tiêu chuẩn OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. (Ảnh: MarketTimes).
5.11_huu-lung-2.jpg
Trong tuần lễ quảng bá từ ngày 2-9/11, huyện Hữu Lũng tập trung giới thiệu các sản phẩm OCOP và nông sản đặc sản của huyện như na, mít, nem nướng, các loại bánh chưng, gai, gio mật, rau hữu cơ, măng... Các sản phẩm tham gia đều được gắn tem nhãn nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo về chất lượng và an toàn thực phẩm. (Ảnh: MarketTimes).
5.11_huyen-chi-lang.jpg
Huyện Chi Lăng có 12 sản phẩm đạt OCOP. Sản phẩm chủ lực đặc sản na Chi Lăng được quảng bá, giới thiệu ra thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi từng bước xây dựng chuỗi giá trị cho đặc sản na Chi Lăng theo hướng bền vững. (Ảnh: MarketTimes).
5.11_loc-binh.jpg
Huyện Lộc Bình quảng bá các sản phẩm đặc sản và đạt OCOP của huyện bao gồm như khoai lang, chanh rừng, ô mai chanh rừng, bánh phở tươi, gà sáu ngón, chè hoa vàng, gạo nếp Mẫu Sơn... Nhiều năm qua, các sản phẩm này được các địa phương trong và ngoài tỉnh biết tới và tin dùng. (Ảnh: MarketTimes).
5.11_thach-trang-dinh.jpg
Huyện Tràng Định rất chú trọng công tác xúc tiến thương mại, hiện đây là huyện có diện tích cây thạch đen lớn nhất tỉnh. Thạch đen là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân. Tuy nhiên, hiện đầu ra cho cây thạch đen đang gặp khó do thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách Zero Covid nên các đối tác nhập ít hơn. (Ảnh: MarketTimes).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Lạng Sơn: “Tung” các sản phẩm chủ lực tham gia nhịp cầu giao thương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO