Khó xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém

Nguyên Trang - Mạnh Đại | 16:06 06/11/2023

Trả lời câu hỏi tranh của các đại biểu về vấn đề tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng đề án khó, phức tạp, chưa có tiền lệ, …

Khó xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, khó xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém vì phức tạp, chưa có tiền lệ, …

Sáng nay (06/11), tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn.

Vào cuối phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng nay, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, tranh luận với Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng về tín dụng.

Đại biểu, Phạm Văn Hòa bày tỏ lo ngại khi có 4 ngân hàng thương mại cổ phần đang bị kiểm soát đặc biệt, gồm: Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) và Ngân hàng Đông Á (DongABank).

Ngoài 4 ngân hàng này, từ tháng 10/2022, NHNN cũng đưa Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vào diện kiểm soát đặc biệt sau khi nhiều chi nhánh, phòng giao dịch của nhà băng ghi nhận tình trạng người dân tới rút tiền đồng loạt. Ông Hòa băn khoăn: Liệu các ngân hàng này có xảy ra như ngân hàng SCB hay không?.

Cùng với đó, đại biểu Ma Thị Thúy – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang chất vấn về việc thực hiện Nghị quyết 42, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu, kém chưa đạt tiến độ đề ra; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

dongabank-1559121810-1567757360262525956178-crop-15677573676491824701254-1569561566341438838494-crop-1569561575799905454044.jpg
DongABank là 1 trong 4 ngân hàng thương mại cổ phần đang bị kiểm soát đặc biệt.

Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu và đầu giờ chiều nay, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém thực sự là một việc rất là khó, NHNN đã có báo cáo tới Quốc hội.

"Nếu ở điều kiện bình thường đã khó rồi nhưng trong cái bối cảnh mà nền kinh tế chịu tác động của đại dịch Covid-19 cũng như là những biến động của kinh tế thế giới như thời gian qua thì việc thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém này lại càng khó hơn thế", Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.

Cũng theo Thống đốc NHNN, việc xây dựng đề án khó, phức tạp và chưa có tiền lệ; trong khi năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tham gia xây dựng đề án này còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia trên cơ sở tự nguyện cũng rất là khó khăn. Đồng thời, cơ chế chính sách, nguồn lực để hỗ trợ cho việc tái cơ cấu này cũng cần phải xin ý kiến các cơ quan liên quan để có một cái sự đồng thuận, thống nhất.

"Tuy nhiên, đối với các ngân hàng này thì chúng tôi cũng đã qua quá trình là xin ý kiến của cấp có thẩm quyền về chủ trương và cũng đang trong quá trình thực hiện các bước theo cái kế hoạch này để trước khi hoàn thiện đề án chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và sẽ tổ chức thực hiện theo đúng cái đề án này", Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm.

Trả lời chất vấn của đại biểu Ma Thị Thúy – Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 28. Đây là Nghị định được ban hành sớm nhất trong số các nghị định triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Sau khi Nghị định 28 ban hành, Ủy ban Dân tộc và Bộ Y tế đã ban hành thông tư hướng dẫn và trong quá trình thực hiện hai cơ quan này cũng đã ban hành các thông tư để sửa đổi, thay thế. Kết quả, đến nay việc thực hiện giải ngân đã được triển khai đúng quy chế, số dư nợ cho vay các chính sách theo chương trình này đạt 1.996 tỷ đồng, với hơn 40.000 khách hàng còn dư nợ.

Tuy nhiên, qua đánh giá cho thấy khó khăn nhất để triển khai giải ngân chương trình này là phê duyệt các danh sách thuộc đối tượng được hưởng chương trình. Về vấn đề này, NHNN cũng rất mong UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục quan tâm ban hành danh sách, trên cơ sở đó để ngân hàng chính sách sẽ xã hội sẽ thực hiện giải ngân.

Hiện nay, Chính phủ cũng đang giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan bộ, ngành tham mưu đề xuất sửa đổi chương trình, trên cơ sở kiến nghị của doanh nghiệp và người dân, cũng như kiến nghị của các địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Sau tuần giá vàng giảm mạnh, giới phân tích và đầu tư bỗng 'chia rẽ' quan điểm
Thị trường vàng đã trải qua một tuần rớt thê thảm khi mất hơn 2%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023. Mặc dù vậy, nhìn lướt qua biểu đồ giá hàng tuần cho thấy hầu hết mức giảm rơi vào gần cuối tuần, khi các nhà giao dịch bán kiếm lời sau khi giá tăng vào đầu tuần, và tăng trở lại vào thứ Sáu, sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Khó xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO