Hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng đã khôi phục về mức trước đại dịch
Mạnh Đại |07:29 28/03/2024
Trong năm 2023, hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới đã gần như khôi phục về mức trước đại dịch, với hơn 85% thị trường ghi nhận chỉ số RevPar (Doanh thu trên mỗi phòng sẵn có) cao hơn mức năm 2019.
Tốc độ khôi phục hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng ở Việt Nam chậm hơn so với các nước.
Cụ thể, trong khu vực Đông Nam Á, Singapore đang dẫn đầu quá trình phục hồi của ngành nghỉ dưỡng. Nhờ vào sự tăng trưởng mạnh các hoạt động du lịch quốc tế, quốc đảo này thậm chí ghi nhận mức giá phòng vượt mức trước đại dịch. Trong khi đó, tốc độ khôi phục của Việt Nam chậm hơn khi chỉ số RevPar vẫn thấp hơn mức năm 2019 khoảng 20%, chủ yếu do công suất khai thác cho thuê phòng còn thấp.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels và Nhà sáng lập chuỗi hội thảo Meet The Experts nhận định: Hoạt động kinh doanh tại các đô thị như TP.HCM và Hà Nội khôi phục nhanh chóng hơn các điểm đến ven biển, trong đó giá bán phòng trung bình (ADR) đã gần đạt mức trước đại dịch.
TP.HCM cũng ghi nhận là điểm đến có tốc độ khôi phục công suất phòng nhanh hơn các điểm đến khác. Đối với thị trường nghỉ dưỡng ven biển, Đà Nẵng hiện đang dẫn đầu về tốc độ khôi phục nhờ vào sự hồi phục của thị trường khách Hàn Quốc cũng như việc cải thiện tần suất các chuyến bay quốc tế.
Hiện nay, trung bình mỗi ngày Đà Nẵng đón nhận khoảng 25 chuyến bay từ các thành phố lớn của Hàn Quốc, chiếm hơn 50% tổng số chuyến bay quốc tế đến thành phố biển này. Trong khi đó, thị trường Nha Trang – Cam Ranh vẫn gặp nhiều thách thức do phụ thuộc nhiều vào nguồn khách Trung Quốc trước dịch.
Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc, Savills Hotels
Trung Quốc là thị trường khách quốc tế quan trong của các quốc gia Đông Nam Á khi khu vực này đón tiếp khoảng 32 triệu lượt khách Trung Quốc trong năm 2019. Hiện nay, mặc dù lượt khách Trung Quốc chưa quay về mức trước dịch nhưng thị trường đang ghi nhận nhiều tín hiệu cải thiện tích cực từ nguồn khách này.
Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan là hai quốc qia đang cho thấy những nỗ lực thúc đẩy các hoạt động du lịch quốc tế mạnh mẽ. Trong đó, Thái Lan đã đặt mục tiêu 2025 sẽ là một trong những năm có kết quả du lịch ấn tượng của quốc gia này. Cả Singapore và Thái Lan đều đang chú trọng đầu tư hạ tầng, cải thiện quy trình thủ tục xuất nhập cảnh, nhằm đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho du khách trong chuyến đi.
Bên cạnh đó, hai quốc gia này đều có các chiến lược quảng bá, xúc tiến hình ảnh điểm đến hiệu quả, thu hút thị trường khách quốc tế. Một trong số đó là chiến lược đồng hành cùng các nghệ sĩ quốc tế, ví dụ như chương trình biểu diễn nghệ thuật của Taylor Swift và Bruno Mars đã giúp thu hút sự quan tâm của du khách quốc tế, từ đó thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương.
Mặc dù Việt Nam có quá trình phát triển du lịch ấn tượng trước đại dịch, cũng như sở hữu nhiều tiềm năng để trở thành một trong những điểm đến du lịch quốc tế, Việt Nam vẫn cần có những kế hoạch hành động để gia tăng khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
“Năm 2024 được kỳ vọng là năm bức tốc của khu vực Đông Nam Á với động lực tăng trưởng đến từ sự khôi phục của thi trường khách Trung Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Ấn Độ cũng được đánh giá là một tệp khách nhiều tiềm năng cho khu vực trong thời gian tới. Đây cũng là cơ hội cho Việt Nam vì chúng ta có nhiều tiềm năng để nắm bắt các nguồn khách này”, ông Mauro Gasparotti chia sẻ.
Hội nghị Meet The Experts 2024 TP.HCM
Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề "Phát triển bền vững và yếu tố wellness" diễn ra tại TP.HCM vào ngày 26/3 đã thu hút hơn 40 diễn giả cùng gần 1.000 nhân sự cấp cao trong ngành Bất động sản và Nghỉ dưỡng tham gia.
Hội nghị Meet The Experts 2024 TP.HCM. Nguồn: WeHub
Hội nghị được tổ chức bởi WeHub, Savills Hotels, KOHLER, Life Fitness & hơn 30 đơn vị đầu ngành để mang đến một diễn đàn nơi các Chủ đầu tư, Chủ sở hữu khách sạn, nhà điều hành, các đơn vị tư vấn & thiết kế cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật những thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành nhằm tiếp thêm năng lượng cho thị trường vốn gặp nhiều thử thách trong thời gian qua.
Mặc dù thị trường đã có nhiều chuyển biến tích cực về cả tổng cung và tổng cầu, nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn được đánh giá là chưa có nhiều tín hiệu khả quan.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Dòng tiền bắt đáy xuất hiện giúp cổ phiếu LPB tăng trần, loạt cổ phiếu VIC, VHM, VNM, HVN, SHB, STB, .. tăng mạnh. Dù vậy, chỉ số chính VN-Index vẫn “bốc hơi” gần 20 điểm.
Với những người tham gia muộn, chạy theo đà tăng khi giá đã chạm đỉnh nhiều tháng sau đó bị “kẹp hàng” là điều rất dễ xảy ra, nhất là trong bối cảnh sử dụng đòn bẩy tài chính (margin) phổ biến.
Mức thuế quan khoảng 70% mà Tổng thống Trump áp dụng với Trung Quốc có khả năng tạo ra một vấn đề mới cho nền kinh tế toàn cầu: 400 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc đang đi “săn lùng” các thị trường mới.
Các trader trái phiếu Mỹ đang dự đoán về một đợt lạm phát tăng bùng nổ sau khi Washington công bố áp thuế với một loạt nền kinh tế. Rủi ro này sẽ gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi cơ quan này đang tìm cách cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục chứng kiến một “cú sốc” khi Trung Quốc tuyên bố đáp trả thuế quan của Mỹ, động thái càng làm dấy lên mối lo ngại vể rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ngày 4/4/2025, Bộ Lao động Mỹ báo cáo việc làm tháng 3 với kết quả tăng mạnh hơn dự báo. Điều này tạm thời cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định dù cho tình hình kinh tế không chắc chắn và thị trường biến động.
Báo lỗ sau thuế hơn 70,7 tỷ đồng trong năm tài chính 2024, CTCP Đầu tư Thương mại Bình Tân có năm thứ 2 báo lỗ liên tiếp, nâng tổng số lỗ lũy kế lên hơn 160 tỷ đồng. Đáng chú ý, công ty địa ốc này đang “gánh” 1.300 tỷ đồng nợ trái phiếu sắp đáo hạn.
SUEZ, tập đoàn hàng đầu thế giới về môi trường và xử lý nước, đã ký kết thỏa thuận liên doanh với Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi), doanh nghiệp nhà nước quản lý 11 khu công nghiệp lớn tại Việt Nam.