Giá dầu giao dịch phiên đầu tuần vẫn duy trì ở mức thấp do triển vọng kinh tế yếu.
Tuần trước đã ghi nhận mức tăng hàng tuần đầu tiên lần lượt là khoảng 2,5% và 5% sau ba tuần giảm liên tiếp.
OPEC+ bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác đã đồng ý tuân thủ các mục tiêu sản lượng dầu của mình tại cuộc họp vào chủ nhật ngày 4/12.
OPEC+, đã “chọc giận” Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác vào tháng 10 khi đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd), khoảng 2% sản lượng trên toàn thế giới, từ tháng 11 đến hết năm 2023.
Theo tổ chức, cắt giảm sản lượng vì triển vọng kinh tế yếu hơn. Giá dầu đã giảm kể từ tháng 10 do tăng trưởng chậm hơn của Trung Quốc và toàn cầu cũng như lãi suất cao hơn, khiến thị trường đồn đoán tập đoàn này có thể cắt giảm sản lượng một lần nữa.
Trước đó 2 ngày, vào hôm thứ Sáu, các quốc gia G7 và Úc đã đồng ý mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga trong một động thái nhằm tước đoạt doanh thu của Moscow trong khi vẫn giữ cho dầu của Nga chảy trên thị trường toàn cầu.
Moscow cho biết, sẽ không bán dầu dưới mức trần và đang phân tích cách ứng phó.
Bên cạnh đó, nhiều nhà phân tích và bộ trưởng OPEC cho rằng, mức giá trần là khó hiểu và có thể không hiệu quả vì Moscow đã bán phần lớn dầu của mình cho các nước như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trên thị trường nội địa, giá bán lẻ xăng dầu hôm nay được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 1/12 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Xăng E5 RON 92 giao dịch ở mức 21.679 đồng/lít; xăng RON 95 là còn 22.704 đồng/lít. Đối với các loại dầu, dầu hỏa 23.562 đồng/lít, dầu diesel 23.213 đồng/lít, dầu mazut 13.953 đồng/lít.
Liên bộ ngừng chi Quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít, dầu điêzen ở mức 700 đồng/lít; dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg.