Giá dầu quay đầu tăng mạnh với hy vọng nới lỏng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt COVID-19 của Trung Quốc sau các cuộc biểu tình ở các thành phố của Trung Quốc vào cuối tuần qua.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi khả năng các nhà sản xuất lớn có thể điều chỉnh kế hoạch sản lượng của họ, với các nhà phân tích tại Eurasia Group cho rằng, nhu cầu suy yếu từ Trung Quốc có thể dẫn đến việc cắt giảm sản lượng
Cuộc họp vào ngày 4/12 sắp tới, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) và các đối tác bao gồm Nga, được gọi chung là OPEC+, bắt đầu hạ mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào tháng 11, nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu.
Trong khi đó, các thị trường cũng đang đánh giá tác động của việc phương Tây sắp đặt trần giá đối với dầu mỏ của Nga.
Ngày 29/11, hãng thông tấn Interfax đưa tin, chi nhánh xuất khẩu thuộc Gazprom của Nga cho biết giá khí đốt ở châu Âu có thể vượt qua mức 3.000 USD/nghìn mét khối.
Cùng ngày, Nga đang thảo luận về khả năng thành lập một “liên minh khí đốt” với Kazakhstan và Uzbekistan để hỗ trợ các chuyến hàng giữa ba quốc gia và các khách hàng mua năng lượng khác, bao gồm cả Trung Quốc, các quan chức cấp cao của Nga cho biết.
Uzbekistan và Kazakhstan được kết nối bằng một đường ống dẫn khí đốt đến Nga và một đường ống riêng biệt đi qua cả hai trên đường đến Trung Quốc
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, các chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa được thảo luận, nhưng ý tưởng chính là điều phối các kế hoạch cung ứng.
Trên thị trường nội địa, giá bán lẻ xăng dầu hôm nay được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/11 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giao dịch ở m 22.670 đồng/lít; xăng RON 95 là 23.780 đồng/lít. Đối với các loại dầu, dầu hỏa mua bán ở mức 24.640 đồng/lít; dầu diesel 24.800 đồng/lít; dầu mazut 14.780 đồng/kg.
Do giá xăng dầu trên thế giới liên tục giảm nên dự báo giá bán lẻ mặt hàng này tại kỳ tới (1/12) có thể giảm theo.