Trong khi thị trường khó khăn, các sàn giao dịch bất động sản sa thải nhân viên, kinh doanh thêm ngành nghề khác, giảm chi phí quản lý vận hành để thích ứng thì Công ty Cổ phần Địa ốc Mai Việt (Mai Việt Land) là một trong số rất ít sàn giao dịch vẫn giữ vững quân số sale với 2 sàn văn phòng quy mô lớn trên đường Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội).
Theo ông Mai Viết Vĩnh, hiện tại Mai Việt Land đang có tới 500 nhân viên môi giới bất động sản tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng... Thời gian sắp tới Công ty dự định tiếp tục tăng lên quy mô 600 nhân viên do tình hình bán hàng hiện tại khá tốt tại các dự án như NO1-T6 Han Jardin; các dự án của Vinhomes, Sun Cosmo Residence Da Nang, The Sailing Quy Nhơn, Heritage Sapa...
"Mấy tháng gần đây, Mai Việt Land đã quét sạch
bảng hàng trong thời gian rất ngắn, chốt”mỗi tháng hàng trăm giao dịch.
Trong khi đó, Công ty được nhiều chủ đầu tư mời làm việc và phân phối,
có nhiều sản phẩm nên chủ trương và thực tế hoạt động cần phải tăng quy
mô, số lượng nhân viên", ông Vĩnh tự tin khẳng định.
Chia sẻ
kinh nghiệm vẫn bán được hàng trong bối cảnh thị trường bất động sản
trầm lắng, ông Vĩnh cho biết từ lâu Mai Việt Land đã không còn tiếp cận
các dự án có pháp lý bị “đuối” vì mang lại rất nhiều rủi ro cho khách
hàng và quá trình hậu bán hàng phải xử lý rất nhiều phát sinh.
"Thời
điểm cách đây từ 1 đến 2 năm, việc bán chênh, bán lệch đã được Nhà nước
"siết" lại một cách chặt chẽ hơn, chủ đầu tư các dự án cũng phải đầu tư
vào đấu nối, hoàn thiện cảnh quan hạ tầng. Bản chất của việc không cho
chủ đầu tư bán đất không mà phải bán cả nhà xây trên đất là để tránh
hoang hóa, tránh tình trạng "dự án chết" không có người ở thực. Từ đó,
bản thân môi giới phải học thêm cả pháp lý, tài chính, đào tạo và tư vấn
đầy đủ và đúng với những điều mà chủ đầu tư đưa ra, về việc phân tích
các sản phẩm chi tiết hơn để phù hợp với nhu cầu của khách hàng", CEO
sàn Mai Việt Land chia sẻ.
Với những chủ đầu tư đang gặp khó
khăn, vướng mắc, ông Vĩnh cho biết thường xem các vấn đề mà dự án đang
gặp là vấn đề gì. Thứ nhất là tư vấn cho chủ đầu tư cần xem lại giá thị
trường. Đánh giá lại ở thời điểm và dự án đã bán và thời điểm hiện tại.
Ví dụ dự án trước đây đã bán so với thời điểm vừa rồi xuống giá từ
10%-30% thì bây giờ bắt buộc chủ đầu tư giảm giá xuống, hoặc vẫn giữ giá
đợt trước nhưng tăng thêm chính sách bán hàng. Hoặc sẽ phải thúc đẩy
thêm dòng tiền của đầu tư để thúc đẩy hạ tầng, sớm tiến độ của các khu
đã bán để đi vào hoạt động và bàn giao. Đối với các chủ đầu tư có tiềm
lực mạnh, có thể mua lại những chỗ đang bán để giữ giá hoặc tạo thanh
khoản, sau đó dựa vào các chính sách bán hàng để làm mới lại và bán
tiếp. "Đa số chủ đầu tư đều không muốn tự bán các sản phẩm", ông Vĩnh
cho biết.
Đánh giá tới cuối năm nay, ông Vĩnh cho rằng, các sản phẩm nội đô sẽ là các sản phẩm tốt cho nhà đầu tư. "Khung giá đất cao lên, thủ tục phê duyệt pháp lý dự án chặt chẽ hơn, để giảm giá nữa thì rất khó, tâm lý của khách hàng và nhà đầu tư đều thấy rõ giá không thể giảm nữa", ông Vĩnh nêu quan điểm.
Đánh giá về tâm lý khách hàng thời điểm hiện tại, vị CEO này cho biết nhiều nhà đầu tư đang quan tâm quan sát tình hình dù chưa chủ động xuống tiền. Giai đoạn vừa qua ghi nhận có khách hàng mua nhờ lãi suất giảm, dự án có nhiều chính sách tốt khiến nhà đầu tư rục rịch bắt đầu quay lại thị trường. Những nhà đầu tư đang có tiền gửi, có đòn bẩy tài chính nhờ vay nợ giảm lãi đang có xu hướng đầu tư vào các sản phẩm tốt, chất lượng, giá hợp lý, pháp lý chuẩn, vị trí trung tâm và có những yếu tố giá trị thực như: Đường sá, cảnh quan, tiện ích tốt...
"Mặc dù, nhà đầu tư bắt tay vào đi săn tìm các dự án bất động sản hấp dẫn để quyết định mua nhưng để nhà đầu tư tiếp cận các phân khúc sản phẩm như đất nền hay một số các sản phẩm ở các tỉnh như: Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang... thì sẽ mất thời gian hơn. Xu hướng hiện khách hàng chủ yếu tiếp cận căn hộ, dự án hầu như ở trong nội đô trước.
“Đây là thời điểm tốt đối với các nhà đầu tư sành sỏi mua vào. Họ nhận định cơ hội cũng giống như các chủ đầu tư nào có tiềm lực tài chính tốt sẵn sàng mua thêm dự án mới với mức giá rẻ từ các nhà đầu tư cần tiền hoặc cơ cấu danh mục sản phẩm đầu tư. Theo xu hướng phát triển, sau mỗi chu kỳ đi lên đi xuống và qua sự thanh lọc, thị trường bất động sản sẽ xuất hiện những thế lực mới bao gồm cả chủ đầu tư mới và lớp nhân viên, leader, sàn môi giới mới có vai trò vị thế ngang hàng, thậm chí trên cơ chủ đầu tư thay vì bị yếu thế như thời kỳ trước”, ông Vĩnh nhận định.
Với thời điểm cuối năm, điều ôngVĩnh lo lắng nhất là tỷ giá USD với Việt Nam đồng đang bị chênh lệch nhiều. Về lãi suất cuối năm tiếp tục giảm, lãi vay rơi vào khoảng 8,5% bằng lúc thị trường đang vào “đỉnh”, vì vậy sẽ có khách hàng đi mua nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, để có “sóng” lại thì ông Vĩnh nhận định chưa có bởi với chính sách tài khóa mới của Nhà nước chỉ đang giúp cho những khách hàng, chủ đầu tư có thanh khoản, thị trường được vận hành qua lại.
“Trong năm nay, giải ngân đầu tư công cũng đã bắt đầu tốt, nên thị trường bất động sản được hưởng lợi, nhưng “sóng” thì vẫn phải phụ thuộc vào từng dự án. Những dự án thấp tầng hoặc những dự án cao tầng ở vị trí đắc địa nội đô trung tâm vẫn sẽ “hot” trong thời gian tới”, ông Vĩnh nhấn mạnh thêm.