Bất động sản tuần qua: Chuyên gia lo ngại nguy cơ bội cung, bong bóng

Lê Sáng (T/h) | 13:52 06/07/2025

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những nguy cơ dư thừa, mất cân đối nguồn cung và xuất hiện bong bóng trên thị trường bất động sản; Chi phí xây dựng tăng cao; Cơ quan chức năng phản hồi việc “lên thổ cư” 300m2 đất vườn mất 4,5 tỷ đồng;… là một số tin tức nổi bật tuần qua.

Bất động sản tuần qua: Chuyên gia lo ngại nguy cơ bội cung, bong bóng

Thị trường bất động sản nguy cơ “bội cung”

Các chuyên gia cho rằng, đan xen thời cơ, thị trường bất động sản thời gian tới sẽ gặp nhiều thách thức, đặc biệt là vấn đề giá đất bị đẩy lên rất cao, khó khăn cho nhà đầu tư và nguồn cung khả năng dư thừa rất lớn.

4.7_nguon-cung.jpg

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, cơ hội trước hết là việc toàn bộ hệ thống chính trị thay đổi tư duy, xác định rõ các vấn đề cần đổi mới cũng như vai trò của nhà nước, của tư nhân và vấn đề thay đổi công nghệ. Rõ ràng đây là cơ hội mở ra cho tất cả, trong đó có bất động sản. Cơ hội thứ hai là sự thay đổi thể chế - vấn đề được Tổng bí thư nhấn mạnh là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

Tuy nhiên, TS. Lê Xuân Nghĩa cảnh báo, giai đoạn 2016, khi nỗ lực giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung nhà ở đã vô tình tạo ra một nghịch lý là sự thiếu hụt các dự án sau đó, đẩy giá bất động sản lên cao trong giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, ngược lại tình trạng thiếu cung trong vài năm trở lại đây, trong bối cảnh hiện tại, ông Nghĩa tin rằng thị trường sắp tới sẽ "bội cung".

>>> Xêm thêm TẠI ĐÂY>

>>

TS. Lê Xuân Nghĩa: Nguy cơ thị trường bất động sản vỡ bong bóng

TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia ví von rằng hiện nay, có nhiều khu đô thị rất hoành tráng mà người ta hay gọi là khu đô thị là hoa lệ, nhưng “hoa” thì dành cho người giàu, còn “lệ” dành cho người nghèo, vì người nghèo nhìn vào đấy chỉ thấy chảy nước mắt.

screen-shot-2025-06-30-at-14.29.18.png
TS Lê Xuân Nghĩa (ngồi giữa) tại toạ đàm “Thị trường bất động sản Việt Nam trong Kỷ nguyên mới: Luật chơi mới – Tư duy mới” vừa diễn ra

“Giá nhà hiện nay đã vượt xa sức tưởng tượng của người lao động bình thường, khiến họ hoàn toàn vô vọng trong việc sở hữu nhà ở”, ông Nghĩa nói.

Phân tích về nguyên nhân khiến giá bất động sản tăng cao, ông Nghĩa cho rằng, do mất cân đối nguồn cung, mà “nguồn cung thì lại nằm chủ yếu trong tay chính quyền”. Vị chuyên gia nhấn mạnh hai nguyên nhân chính dẫn đến sự tắc nghẽn: Một là hệ thống quản lý dường như đã “giảm sức chiến đấu”; hai là vấn đề tham nhũng và sự tha hóa trong bộ máy, đặc biệt là trong môi trường quản lý đất đai và xây dựng.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY>

>>

Chi phí xây dựng leo thang: Thách thức cho phát triển bất động sản

Báo cáo Savills Impacts 2025 mới công bố đã chỉ ra một thực tế đáng quan ngại: ngành xây dựng toàn cầu đang bị kìm hãm bởi 3 rào cản lớn là chi phí leo thang, tài chính siết chặt và thiếu hụt nhân lực.

vlxd.jpg

Theo dữ liệu từ báo cáo Savills Impacts, chi phí xây dựng tại các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Singapore đã tăng nhanh hơn mức lạm phát tiêu dùng (CPI) trong suốt giai đoạn 2020–2024. Đây là hệ quả của chuỗi biến động kéo dài, từ khủng hoảng logistics, biến động giá vật liệu, cho đến yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng công trình và tiêu chuẩn ESG.

Từ năm 2024, thị trường vật liệu xây dựng trong nước đã chứng kiến biến động giá đáng kể, đặc biệt ở nhóm xi măng, cát và đá. Dù giá bán chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm vị trí, pháp lý và giá trị thương hiệu, tuy nhiên sự gia tăng chi phí phát triển bao gồm vật liệu đến nhân công và tiện ích tích hợp như phòng gym, khu thư giãn,…đang đóng vai trò nhất định trong xu hướng này.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY>

>>

Tập đoàn Sơn Hải trúng gói thầu tại dự án gần 10.000 tỷ đồng

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) vừa công bố kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu XL-04 Thi công xây lắp hạng mục nền, mặt đường và các công trình trên tuyến đoạn Km50+260 - Km53+000. Gói thầu này thuộc dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn Km19+00 - Km53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũ).

moc-chau-son-la.png
Ảnh minh họa

Theo Bản Quản lý dự án, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải (Tập đoàn Sơn Hải) trúng thầu với giá 545,815 tỷ đồng (giá dự toán 666,638 tỷ đồng), tức là giảm giá 18,2%. Thời gian thực hiện là 36 tháng và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY>

>>

Vụ chuyển 300m2 đất vườn sang đất ở phải nộp thuế gần 4,5 tỷ đồng, Sở NN&MT tỉnh Nghệ An nói gì?

Mới đây, liên quan tới vụ người dân xin chuyển 300 m2 đất vườn sang đất ở phải nộp thuế gần 4,5 tỷ đồng, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi UBND tỉnh Nghệ An, thửa đất của gia đình bà Nguyễn Thị Hồng (SN 1971), trú tại phường Vinh Lộc, Nghệ An (phường Hưng Lộc, TP Vinh cũ) chưa thực hiện phân lớp để xác định mức giá bình quân.

thua-dat-1-.jpg
Thửa đất vườn gia đình bà Nguyễn Thị Hồng muốn chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở. Ảnh: DH

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An, thửa đất số 683, tờ bản đồ số 15 (thửa đất của nhà bà Hồng, nay là phường Vinh Lộc, Nghệ An) được quy định mức giá 15 triệu đồng/m2 tại bảng giá đất điều chỉnh, bổ sung là đúng với quy định. Thế nhưng, vì thửa đất có chiều sâu trên 30 m so với chỉ giới xây dựng đường giao thông nên khi xác định mức giá để tính thu tiền sử dụng đất được xác định bằng phương pháp phân lớp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 57/2019 của UBND tỉnh.

>>> Xem thêm TẠI ĐÂY>

>>

Bài liên quan

(0) Bình luận
Bất động sản tuần qua: Chuyên gia lo ngại nguy cơ bội cung, bong bóng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO