5 câu hỏi về tác độ của bầu cử sớm ở Pháp đối với thị trường tài chính

Vũ Ngọc Diệp | 07:31 01/07/2024

Quyết định gây sốc của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, mà các cuộc thăm dò cho thấy phe cực hữu có thể giành chiến thắng, đã làm rung chuyển thị trường tài chính, làm trầm trọng thêm những lo ngại về tính bền vững của thị trường tài chính ở nền kinh tế lớn thứ hai khu vực đồng euro.

5 câu hỏi về tác độ của bầu cử sớm ở Pháp đối với thị trường tài chính
Quang cảnh bên ngoài Quốc hội Pháp trước vòng đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội Pháp sớm, tại Paris, Pháp, ngày 27/6/2024.

Thị trường đã lấy lại sự ổn định kể từ thông báo của ông Macron vào ngày 9/6, nhưng còn lâu mới phục hồi trở lại.

Các cuộc thăm dò cho thấy Đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN) của bà Marine Le Pen vươn lên dẫn trước. Tuy nhiên, hầu hết các bên tham gia tranh cử không đạt được đa số tuyệt đối.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi kết quả hai vòng bỏ phiếu vào ngày 30/6 và ngày 7/7. Họ cân nhắc các biện pháp của đảng RN với mục tiêu đảm bảo tài chính trước nguy cơ một liên minh cánh tả - đảng đứng thứ 2 về số phiếu bầu trong cuộc thăm dò sơ bộ ý kiến của cử tri - chi tiêu phung phí.

Dưới đây là 5 câu hỏi chính mà thị trường băn khoăn liên quan đến tác động từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp:

1/ Trái phiếu Pháp liệu có  nguy cơ mất giá thêm nữa trong thời gian tới?

Phần bù rủi ro (risk premium), hay là mức chênh lệch, quy định đối với những người nắm giữ nợ (trái phiếu kho bạc của Chính phủ kỳ hạn 10 năm) của Pháp phải trả so với những người nắm giữ trái phiếu Đức đã tăng lên 84 điểm cơ bản (bps) vào thứ Sáu (28/6) mức cao nhất kể từ năm 2012, giai đoạn đỉnh điểm cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

Chiến lược gia cấp cao chuyên nghiên cứu về lãi suất của ING, Benjamin Schroeder, cho biết: “Với việc tỷ lệ ủng hộ Đảng RN trong các cuộc thăm dò tăng cao, “Tôi nghĩ mọi người đang loại bỏ rủi ro khỏi bàn đàm phán”. Kết quả một cuộc thăm dò cho thấy họ có khả năng vượt qua ngưỡng đạt được đa số tuyệt đối phiếu ủng hộ.

Các nhà đầu tư cho rằng khả năng phần bù rủi ro quay trở lại mức trước khi ông Macron tuyên bố bầu cử sớm là điều không thể xảy ra. Mức risk premium đã tăng hơn 30 pbs kể từ thời điểm đó.

Bộ tài chính Pháp ước tính, nếu thực trạng hiện tại tiếp tục duy trì sẽ khiến Pháp thiệt hại thêm 800 triệu euro (857,92 triệu USD) trong năm đầu tiên sau bầu cử, 4-5 tỷ euro trong năm thứ năm và 9-10 tỷ euro vào năm thứ 10.

Đa số tuyệt đối thuộc về phe cực hữu hoặc cánh tả, điều này sẽ cho phép họ thực hiện nhiều chương trình chi tiêu hơn, có thể đẩy khoảng chênh lệch này tăng lên cao hơn nữa. Được khuyến khích bởi những thông tin của Đảng RN về sự bền vững của hệ thống tài chính Pháp, nhiều nhà phân tích cho rằng nếu phe cánh tả chiếm đa số phiếu sẽ là kết quả tồi tệ hơn đối với thị trường.

Liệu ông Macron có từ chức hay không có thể là một vấn đề then chốt. Ngân hàng Citi cho rằng phe cực hữu hoặc cánh tả thực hiện hầu hết các chương trình của họ mà không có ông Macron sẽ nâng risk premium của trái phiếu Pháp so với trái phiếu Đức lên 130-135 bps, so với 100-105 bps nếu ông ở lại.

Mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Pháp so với Đức đã tăng mạnh.

2/ Tình trạng hỗn loạn có lan từ Pháp sang Ý và các nước khác không?

Tình trạng bất ổn ở Pháp cũng đã đẩy risk premium ở "vùng ngoại vi" của khối Eurozone tăng lên, gồm các quốc gia thành viên mắc nợ cao.

Tuy nhiên, các động thái đó đã được ngăn chặn. Mức risk premium mà những người nắm giữ trái phiếu Ý so với trái phiếu Đức đã tăng lên cao nhất kể từ tháng 2, nhưng ở mức khoảng 160 bps cũng chưa đến mức gây lo ngại, bởi vẫn thấp hơn khá xa so với năm 2017, khi bà Le Pen từng nhiều lần tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống, bà sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc Pháp rời khỏi đồng euro và Liên minh châu Âu (EU) – điều đã làm rung chuyển thị trường trái phiếu của khối Eurozone.

Peter Goves, người phụ trách bộ phận nghiên cứu về nợ Chính phủ của các nền kinh tế phát triển tại MFS Investment Management, cho biết: “(Lần này) không có những ý kiến về việc chống lại đồng euro nên nguy cơ xu hướng tăng risk premium lây lan sang các khu vực ngoại vi sẽ được hạn chế”.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa chính phủ mới của Pháp và EU có thể sẽ hạn chế sự hội nhập hơn nữa ở châu Âu và "làm tăng tính dễ bị tổn thương của khu vực ngoại vi trước bất kỳ cú sốc nào", BofA nói.

Chênh lệch lợi suất trái phiếu của 2 nước nam Âu so với Đức.

3/ Lĩnh vực gân hàng Pháp có thể xoay xở như thế nào?

Các ngân hàng Pháp là một trong những đối tượng bị tổn thất lớn nhất do tình trạng hỗn loạn. Cổ phiếu của ba công ty lớn - Societe Generale, BNP Paribas và Credit Agricole - đều giảm 10%-14% kể từ sau thông báo của ông Macron.

Nathan Sweeney, giám đốc đầu tư đa tài sản tại Marlborough, cho biết: “Các ngân hàng Pháp có những khoản nợ lớn và họ sẽ phải gánh chịu nếu chi phí tín dụng hoặc khoản vay chính phủ tăng mạnh”.

Ông nói thêm: “Nếu (người chiến thắng) là bà Le Pen, điều đó sẽ tạo ra sự không chắc chắn cho các ngân hàng”. Các ngân hàng không chỉ nắm giữ số lượng lớn Trái phiếu Kho bạc Pháp, mà hoạt động tín dụng của họ cũng có thể bị giảm nếu các doanh nghiệp trở nên do dự hơn khi đầu tư vào một môi trường không chắc chắn.

Nhà phân tích cổ phiếu Sam Moran-Smyth của Barclays cho biết hiện tại, phản ứng đã quá mức, do rủi ro thu nhập hạn chế mà các ngân hàng Pháp phải đối mặt trong giai đoạn này và mức định giá vốn đã giảm trước thông báo bầu cử.

Nhưng Societe Generale và Credit Agricole nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn BNP, do sự kết hợp kinh doanh và địa lý đa dạng hơn của BNP, Moran-Smyth cho biết.

Giá trị cổ phiếu ngân hàng Pháp giảm mạnh kể từ 9/6.

4/ Các cổ phiếu Pháp khác thì sao?

Thị trường tài chính Pháp nói chung so với lĩnh vực Ngân hàng nói riêng cũng không ngoại lệ - chỉ số CAC 40 blue-chip giảm 6% kể từ khi ông Macron giải tán quốc hội. Cổ phiếu của lĩnh vực cơ sở hạ tầng và tiện ích bị ảnh hưởng nhiều nhất, với Vinci, Eiffage và Engie giảm hơn 10% kể từ khi ông Macron kêu gọi bầu cử.

Dự kiến thị trường chứng khoán sẽ phản ứng rất mạnh mẽ với kết quả bỏ phiếu mà họ hoàn toàn không lường trước được này. Một số chuyên gia thậm chí còn dự đoán chỉ số CAC 40 sẽ giảm 20%.

Tuy nhiên, do sự thay đổi về bảo hiểm rủi ro đối với tài sản của Pháp (và chi phí tài chính) và những bất ổn về môi trường kinh tế, thuế và quy định, cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, xây dựng và dịch vụ cộng đồng, nên việc đánh giá ác động đối với thị trường chứng khoán tương đối khó đánh giá.

Đảng RN trước đây cam kết quốc hữu hóa đường cao tốc, nhưng đã loại bỏ các kế hoạch như vậy khỏi chương trình mới của mình. Trong chiến dịch hiện tại, họ đã đặt ra các kế hoạch bất chấp các quy định của EU về giá điện và tăng thuế đối với lợi nhuận đặc biệt của các nhà sản xuất điện.

Nợ doanh nghiệp cũng đã tăng mạnh. Theo Janus Henderson, các công ty Pháp là nhóm lớn nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp châu Âu, chiếm 23% trong chỉ số ICE BofA.

5/ Đồng Euro có mất giá không?

Đồng euro giảm 1% so với đồng đô la kể từ khi có thông báo bầu cử sớm và chạm mức thấp nhất trong 8 tuần vào 26/6.

Lee Hardman, chuyên gia kinh tế tiền tệ cấp cao của MUFG, cho biết một quốc hội bị treo sẽ gây bất lợi cho đồng euro, nhưng kết quả tệ nhất sẽ là tỷ lệ ủng hộ Đảng RN chiếm đa số.

“Trong kịch bản đó, chúng ta sẽ thấy đồng euro giảm xuống mức thấp mới, có thể là ngang giá so với USD.”

Hardman cho biết, sự bất ổn chính trị hơn nữa sẽ có lợi nhất cho đồng franc Thụy Sĩ, nhờ vai trò là nơi trú ẩn an toàn trong khu vực Eurozone.

Biến động tỷ giá tiền tệ châu Âu.

Tham khảo: Reuters


(0) Bình luận
5 câu hỏi về tác độ của bầu cử sớm ở Pháp đối với thị trường tài chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO