Trạm Tần Lĩnh, trạm nghiên cứu thứ năm của Trung Quốc tại Nam Cực, đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 2/2024. Sự kiện này được kỳ vọng sẽ nâng cao hiểu biết khoa học của nhân loại về Nam Cực, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế và phát triển bền vững trong khu vực. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông phương Tây đã bày tỏ "mối quan ngại" vì trạm nằm ở "vị trí tuyệt vời" để thu thập thông tin về Úc và New Zealand. Đại diện của Trung Quốc ngay lập tức phủ nhận cáo buộc này.
Tính đến nay, cơ quan này đã hoạt động tròn một năm.
Trước Tần Lĩnh, Trung Quốc đã thành lập bốn cơ sở nghiên cứu ở Nam Cực trong gần 40 năm qua, cụ thể là trạm Vạn Lý Trường Thành, trạm Trung Sơn, trạm Côn Lôn và trạm Thái Sơn. Trong đó, trạm Vạn Lý Trường Thành là trạm đầu tiên được xây dựng vào tháng 2/1985.
Theo Viện Nghiên cứu Địa cực Trung Quốc, đơn vị phụ trách xây dựng, Trạm Tần Lĩnh có thể chứa 80 người vào mùa hè và 30 người vào mùa đông. Riêng tòa nhà chính có diện tích 5.120 mét vuông. Các chuyên gia cho biết, cơ sở nghiên cứu này lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu của Trung Quốc ở khu vực Biển Ross của Nam Cực.
Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin, trạm Tần Lĩnh sẽ tận dụng tối đa các lợi thế địa lý để tập trung vào quan sát và nghiên cứu hải dương học, cũng như khoa học khí quyển, băng hà học, địa chất và vật lý không gian.

Thiết kế tân tiến
Ông Liu Yanhui, kiến trúc sư trưởng tư vấn của Tập đoàn Thiết kế và Nghiên cứu Kiến trúc Trung Quốc kiêm tổng giám đốc thiết kế dự án, nói với Thời báo Hoàn cầu rằng Tần Lĩnh được xây dựng với kết cấu thép lắp ráp hoàn toàn. Trong khi đó, lớp bảo vệ bên ngoài sử dụng các đơn vị tường rèm đúc sẵn. Bên trong, cơ sở được chia làm nhiều khu vực, phục vụ cho các mục đích khác nhau như văn phòng, nghiên cứu khoa học, chỗ ở...
Ông Liu còn cho biết thêm, trạm sử dụng nhiều công nghệ thông minh. Điển hình, Tần Lĩnh áp dụng quản lý dữ liệu và đồng bộ hóa từ xa dựa trên hệ thống thông tin liên lạc vệ tinh, có hệ thống vận hành và bảo trì tiên tiến như phát hiện tự động và ứng phó khẩn cấp, và hệ thống mạng riêng như thu thập dữ liệu và liên lạc để thực hiện nghiên cứu khoa học.
Phòng thí nghiệm biển của trạm Tần Lĩnh đạt tiêu chuẩn quốc tế, có thể thực hiện quan sát và giám sát liên tục dài hạn hồ liên băng của Vịnh Terra Nova, thực hiện giám sát trực tuyến và truyền dữ liệu về môi trường biển ngoài khơi cũng như các thí nghiệm phân tích và xử lý trước mẫu.

Năng lượng xanh
Ngoài ra, trạm còn áp dụng hệ thống quản lý lưới điện vi mô kết hợp năng lượng tái tạo và năng lượng truyền thống, ưu tiên năng lượng sạch như gió và mặt trời. Ông Lưu lưu ý năng lượng mới như gió và mặt trời chiếm hơn 60% năng lượng của trạm. Ngoài ra, trạm tích hợp các công nghệ tiên tiến như giám sát lưới điện vi mô và nền tảng quản lý năng lượng để làm cho hoạt động "xanh" và thân thiện với môi trường hơn.
Trưởng đoàn thám hiểm Nam Cực lần thứ 41 của Trung Quốc và Trạm Tần Lĩnh ở Nam Cực, cho biết: "Cho đến nay, chúng tôi đã lắp đặt 10 tua-bin gió và hiện đang lắp đặt các giá đỡ và tấm pin quang điện".
Hệ thống năng lượng lai của trạm sẽ kết hợp năng lượng gió, mặt trời, hydro và dầu diesel. So với các căn cứ phụ thuộc vào dầu diesel truyền thống, cách làm này giảm đáng kể lượng khí thải carbon.
Đáng chú ý là hệ thống năng lượng hydro của nó, hiện đã được lắp đặt hoàn chỉnh, có thể cung cấp 30KW điện liên tục trong 14 ngày vào ban đêm vùng cực. Đây là bước đi tiên phong của Trung Quốc trong việc áp dụng năng lượng sạch trên lục địa băng giá.

Cấu trúc kiên cố
Khu vực Biển Ross, nổi tiếng với gió mạnh thổi xuống dốc và nhiệt độ cực thấp xuống dưới âm 40 độ C, đặt ra những thách thức không ngừng. Tuy nhiên, thiết kế khí động học nâng cao của trạm, phù hợp với các kiểu gió để giảm thiểu tuyết tích tụ. Thiết kế này đã giúp trạm vượt qua được thử thách của thiên nhiên.
"Sau một năm trong điều kiện khắc nghiệt, kết cấu của trạm vẫn còn nguyên vẹn và độ an toàn đã được chứng minh", nhà thiết kế chính của trạm cho biết.