Đường vành đai thành phố Tân An giúp giảm áp lực cho quốc lộ 1 và đường tránh, giúp địa phương này kết nối với các huyện khác của tỉnh Long An, tăng khả năng kết nối tỉnh với thành phố Hồ Chí Minh.
Nút giao Tân Vạn có tổng chiều dài 2,4km thuộc hệ thống đường Vành đai 3 Tp.HCM, là điểm giao kết nối cửa ngõ Tp.Dĩ An (Bình Dương) với Tp.HCM đang được thúc tiến độ thi công để hoàn thành dự án vào năm 2026.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu quận Hà Đông và huyện Thanh Trì tập trung giải quyết vướng mắc và hoàn thành xây dựng nút giao với đường Phan Trọng Tuệ trong năm 2025. Đây là nút giao nằm trong Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An đã bị chậm tiến độ nhiều năm.
Hầm chui tại nút giao Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Trần Vỹ nằm trong dự án đường Hoàng Quốc Việt kéo dài. Hầm chui có tổng mức đầu tư 2.3000 tỷ đồng, bắc ngang vành đai 3, nối liền các đường vành đai 2, vành đai 3,5 và vành đai 4.
Dự án đường song hành Vành đai 4 - Vùng Thủ đô có chiều dài khoảng 58km, quy mô 6 làn xe đặt mục tiêu hoàn thành vào quý 4/2025. Tuyến đường này có tổng mức đầu tư là 5.388 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 4.525 tỷ đồng.
Theo quy hoạch, đường Hoàng Quốc Việt kéo dài sẽ nối liền các đường vành đai 2, vành đai 3, vành đai 3,5 và vành đai 4. Hàng loạt khu đô thị như: Thành phố giao lưu, Goldmark City, khu nhà ở Phú Diễn - Minh Giang... hưởng lợi.
Cuối năm nay, dự án Vành đai 3 Tp.HCM đã bàn giao mặt bằng đạt 99,8%. Tp.HCM đặt mục tiêu thông xe toàn tuyến kỹ thuật 32,6 km tuyến chính cao tốc thuộc Vành đai 3 qua Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh vào 30/4/2026 và toàn tuyến tại Tp.HCM trước 30/6/2026.
Sau khi đi thị sát vào tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rút ngắn tiến độ hơn nữa, đến ngày 31/12/2025 phải hoàn thành dự án đoạn qua tỉnh Bắc Ninh. “Dự án sớm hoàn thành thì sớm mở ra không gian phát triển mới. Người dân, doanh nghiệp Bắc Ninh được hưởng thụ".
Theo kế hoạch, đến năm 2028, TP.HCM sẽ triển khai TOD ở 11 vị trí dọc metro và vành đai chia thành hai giai đoạn. Cơ quan chức năng sẽ lần lượt xác định ranh giới, tình trạng pháp lý quy hoạch và chức năng phát triển đô thị của từng khu vực.
Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh dài gần 207 km, đi qua 5 địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 128.000 tỷ đồng.
Trong khi đoạn Dự án thành phần 1A dài 6,3km do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư đang vượt tiến độ, cầu Nhơn Trạch đã hợp long thì đoạn Dự án thành phần 3 dài 5km do tỉnh làm chủ đầu tư chưa giải tỏa xong mặt bằng và chậm tiến độ.