Tư duy 'bắt trend' đỉnh cao của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: mở công ty GSM đối tác 'chốt đơn' xe điện ầm ầm, ngày xe điện phủ sóng Việt Nam không còn xa

Khánh Vy | 10:58 02/06/2023

Là người "đón sóng", cùng lợi thế tự cung, tự cấp với các dòng xe điện giá rẻ, công ty GSM nhiều khả năng sẽ là bước ngoặt để phổ cập xe điện tại Việt Nam.

Tư duy 'bắt trend' đỉnh cao của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: mở công ty GSM đối tác 'chốt đơn' xe điện ầm ầm, ngày xe điện phủ sóng Việt Nam không còn xa

Tạo "sóng" xe điện tại Việt Nam bằng cách không ai ngờ

Tháng 3/2023, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - ông Phạm Nhật Vượng đã công bố thành lập Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart Mobility - GSM) cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và dịch vụ taxi VinFast với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Động thái này đã nhận được nhiều sự chú ý từ người dân, cánh tài xế và các đơn vị vận tải chở khách.

Trong vòng gần 3 tháng qua, GSM liên tục ký kết hợp tác với các hãng taxi truyền thống và các ứng dụng gọi xe công nghệ trong việc cung cấp xe điện, đưa taxi điện vào nền tảng của các ứng dụng gọi xe công nghệ hướng đến mục tiêu “xanh hoá” giao thông công cộng tại Việt Nam. Mới đây nhất, Sun Taxi quyết định mua 3.000 chiếc xe điện VF 5 Plus từ VinFast để bổ sung dàn xe xăng đang vận hành.

picture2.jpg

Trước động thái của GSM, nhiều hãng taxi truyền thống cũng đang “đứng ngồi không yên”. Bởi lẽ, sau nhiều năm phát triển, taxi truyền thống đã bão hòa và đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi các loại hình xe công nghệ. 

taxi-1-1682473975336258516089-1-.jpg
Én Vàng Taxi
lado_taxi_3_copy-n1.jpg
Lado Taxi

Lúc này, các hãng taxi truyền thống đang đứng trước nhiều lựa chọn. Thứ nhất, hợp tác với doanh nghiệp cung ứng taxi điện, gia tăng lợi nhuận từ việc tăng chuyến, thêm giờ.

Thứ hai, tìm kiếm và lựa chọn các nhà cung cấp ô tô điện chạy pin, hoặc xe hybrid với chi phí rẻ hơn và chủ động trong vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa ô tô.

Thứ ba, doanh nghiệp lựa chọn đứng ngoài “cuộc chơi”, tiếp tục hoạt động với xe chạy động cơ đốt trong, hoặc sẽ phải chuyển đổi kinh doanh khi xe chạy xăng chính thức bị “khai tử” vào năm 2050. Đây đều là những lựa chọn khó khăn.

Với lợi thế tự cung, tự cấp với các dòng xe điện giá rẻ, hãng xe taxi điện của GSM và dòng xe điện của hãng nhiều khả năng trở thành dịch vụ di chuyển phổ biến được nhiều người Việt quan tâm sử dụng trong thời gian tới.

Thế giới cũng đang "đứng ngồi không yên" với taxi điện

Xe điện đang xu thế phát triển tất yếu đối với giao thông đường bộ khi yêu cầu về cắt giảm khí phát thải trở nên cấp bách với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Theo số liệu Precedence Research, quy mô thị trường xe điện toàn cầu đạt 205,58 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến đạt 1.133,5 tỷ USD vào năm 2030, có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23,1% trong giai đoạn dự báo từ năm 2023 đến năm 2030.

Điều này dẫn đến việc các phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong dần bị thay thế bằng xe điện. Trong đó, nhiều công ty taxi và cho thuê xe bắt đầu nắm lấy xu thế này.

picture10.png

Theo trang phân tích Mordor Intelligence, doanh thu thị trường taxi điện năm 2021 là 1,69 tỷ USD, được dự đoán tốc độ tăng trưởng hàng năm là hơn 12% trong giai đoạn 2023-2028. Trong đó, khu vực châu Á-Thái Bình Dương là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

Trước xu thế điện khí hóa toàn cầu, nhiều hãng taxi trên thế giới đã quyết định chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ xe động cơ đốt trong sang xe điện.

Tại New York (Mỹ), hiện nay, không khó để bắt gặp những mẫu xe điện Tesla hay Nissan Leaf được dùng để lái taxi hoặc xe công nghệ.

Trước đó, tại Na Uy, từ năm 2019, chính quyền Thủ đô Oslo đã cho lắp đặt hệ thống sạc không dây dành riêng cho taxi điện. Theo kế hoạch, Na Uy sẽ hoàn thành điện khí hóa vào năm 2025, đồng nghĩa với việc 100% taxi tại nước này sẽ phải chạy bằng điện.

taxi-dien-tai-viet-nam-vneconomyautomotive-1.jpg
Taxi điện tại Mỹ

Tại Trung Quốc, sự phát triển của xe điện được các chuyên gia đánh giá là “thần tốc” khi liên tục phá vỡ kỷ lục về doanh số bán hàng lẫn quy mô ngành ô tô. Năm 2018, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ chuyển đổi 100% xe taxi của các thành phố lớn sang xe chạy điện.

Kế hoạch ban đầu tưởng chừng bất khả thi, nhưng chỉ sau 5 năm, Trung Quốc đã tiến đến rất gần mục tiêu này. Hiện nay, lượng taxi điện tại tỉnh Thâm Quyến đã đạt 21.000 chiếc, tương đương 99% số taxi trên địa bàn thành phố. Tại thủ đô Bắc Kinh của nước này, để chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện, các hãng taxi sẽ phải chi khoảng 1,3 tỷ USD và sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Theo đánh giá của một số tài xế và khách hàng trải nghiệm, taxi điện chạy êm hơn và hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn taxi chạy động cơ đốt trong truyền thống, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cũng khá phải chăng nên lợi nhuận cũng cao hơn trước đây.

5-givingupgasc.jpg
Xe điện tại Trung Quốc

Từ tháng 7/2021, Grab cũng đã bắt đầu triển khai dịch vụ mới cho phép người dùng gọi xe hybrid hoặc xe điện với mức phí tương tự như gọi xe thông thường tại thị trường Singapore. Trong báo cáo ESG được phát hành vào tháng 6/2021, Grab cho biết họ đang hướng tới "một tương lai không khí thải carbon" thông qua nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng xe điện trong đội ngũ đối tác tài xế, cũng như các chương trình tái trồng rừng.

Mới đây, Blue Bird, hãng taxi lớn nhất Indonesia cũng chuẩn bị “lên đời” phần lớn đội xe của mình bằng xe điện (EV) từ BYD, theo thông tin từ Bloomberg. Khoảng 80% trong số 500 xe điện dự kiến bàn giao cho Blue Bird trong năm nay sẽ do BYD sản xuất, tập trung vào các mẫu như E6, T3, được cho là phù hợp với thị trường Indonesia.

Hay tại Ấn Độ, BluSmart Mobility, một công ty khởi nghiệp gọi xe với phương tiện duy nhất là xe điện gồm 3.500 chiếc, đã gọi vốn thành công 42 triệu USD. Việc BluSmart gọi vốn thành công tiếp tục là lời khẳng định cho sự hấp dẫn của lĩnh vực taxi điện - lĩnh vực đang trở nên phổ biến trên khắp thế giới.


(0) Bình luận
Tư duy 'bắt trend' đỉnh cao của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: mở công ty GSM đối tác 'chốt đơn' xe điện ầm ầm, ngày xe điện phủ sóng Việt Nam không còn xa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO