Trung Quốc chứng minh made in China "không phải dạng vừa đâu": Tạo một ‘chiến thần’ ứng dụng gây sốt ở phương Tây, vừa về châu Á đã khiến người dân Nhật Bản, Hàn Quốc mê mẩn

Bạch Linh | 11:01 10/11/2023

Người dân Nhật Bản và Hàn Quốc đang cực ưa chuộng ứng dụng “made in China” này.

Trung Quốc chứng minh made in China "không phải dạng vừa đâu": Tạo một ‘chiến thần’ ứng dụng gây sốt ở phương Tây, vừa về châu Á đã khiến người dân Nhật Bản, Hàn Quốc mê mẩn

Temu vượt Shein 

CNBC đưa tin, ứng dụng mua sắm Temu đến từ Trung Quốc đang thống trị thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Ứng dụng này đã “hạ bệ” đối thủ Shein sau khi mở rộng thành công tại các thị trường phương Tây, theo phân tích của data.ai được CNBC trích dẫn.

Công ty phân tích dữ liệu cho biết, kể từ khi ra mắt vào tháng 7 tại Nhật Bản và đến ngày 2/11, Temu đã xếp hạng số 1 về lượt tải xuống mỗi ngày đối với danh mục các nền tảng mua sắm trên iOS và Google Play trong 124 ngày. Để so sánh, Shein chỉ đứng đầu trong 17 ngày tại thị trường Nhật Bản. 

screenshot-2023-11-10-101907.png

Tương tự, tại Hàn Quốc, Temu xếp số 1 về số lượt tải xuống hàng tháng trên iOS và Google Play trong 65 ngày trên tổng số 93 ngày tính từ giai đoạn 1/8 - 2/11, vượt qua AliExpress (25 ngày) và Shein chỉ nằm trong top 5. 

Trong số các ứng dụng mua sắm hàng đầu ở Hàn Quốc, Temu là ứng dụng đạt 2 triệu lượt tải xuống nhanh nhất sau khoảng 88 ngày. Shein mất 382 ngày trong khi AliExpress mất 366 ngày để đạt được cột mốc tương tự.

screenshot-2023-11-10-101916.png

Theo data.ai, Temu là ứng dụng nhanh nhất đạt 4 triệu lượt tải xuống ở Nhật Bản - mất khoảng 121 ngày, so với Shein mất 155 ngày và Amazon là 660 ngày.

“Temu đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra ngoài Mỹ và chúng tôi ước tính hiện nó đã có mặt ở hơn 40 quốc gia. Chúng tôi tin rằng ứng dụng này sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng trong những quý tới”, Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo vào tháng 10. 

Goldman Sachs cũng ước tính rằng Temu, thuộc sở hữu của Pinduoduo Holdings hiện tạo ra hơn 1 tỷ USD giá trị giao dịch hàng tháng và dự kiến tiếp tục tăng trưởng vào cuối năm 2023. 

Sự trỗi dậy của Temu

Temu được hậu thuẫn bởi gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc được niêm yết trên Nasdaq là PDD Holdings, công ty cũng sở hữu ứng dụng thương mại điện tử Pinduoduo có trụ sở tại Trung Quốc.

Ra mắt tại Mỹ vào tháng 9 năm 2022, Temu là cú hích lớn đầu tiên của PDD ở nước ngoài và nhanh chóng đạt được thành công đối với những người tiêu dùng có ngân sách “không quá dư dả”. 

Chỉ trong vài tuần, ứng dụng thương mại điện tử của Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu các cửa hàng ứng dụng và sau đó nhanh chóng mở rộng khắp các quốc gia như Úc, New Zealand, Pháp, Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh.

Có trụ sở chính tại Boston, Massachusetts, Temu tập trung bán hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, từ thời trang đến sản phẩm gia dụng với mức giá “mềm” cho người tiêu dùng nước ngoài. 

Temu đã thâm nhập vào châu Á thông qua Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 7. Sau đó vào Philippines vào ngày 26/8 trước khi ra mắt tại Malaysia vào ngày 8/9.

screenshot-2023-11-10-102026.png

“Chúng tôi tin rằng lý do chính khiến doanh thu từ giao dịch mua bán của PDD tăng trưởng 131% so với cùng kỳ năm trước liên quan đến độ phủ rộng rãi của nền tảng mua sắm này”, các nhà phân tích của Citi cho biết trong một báo cáo ngày 29/8.

Nền tảng này đã mở rộng nhanh chóng kể từ khi ra mắt bằng cách tận dụng sức mạnh của công ty mẹ trong chuỗi cung ứng và marketing. 

Các nhà phân tích của Bernstein cho biết sự nổi tiếng của Temu cũng được thúc đẩy đáng kể nhờ các khoản đầu tư vào marketing, sản phẩm có giá thành thấp, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn và sự thành công của các chiến dịch tiếp thị giới thiệu. 

Tham khảo CNBC

Bài liên quan

(0) Bình luận
Trung Quốc chứng minh made in China "không phải dạng vừa đâu": Tạo một ‘chiến thần’ ứng dụng gây sốt ở phương Tây, vừa về châu Á đã khiến người dân Nhật Bản, Hàn Quốc mê mẩn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO