Thị trường ngày 3/6: Giá dầu và ngũ cốc tăng, vàng và cà phê giảm

Minh Quân | 08:25 03/06/2023

Kết thúc phiên thứ Sáu (2/6), giá dầu tăng khá mạnh, sắt thép, cao su, ngũ cốc cũng tăng, song vàng, cà phê và đường giảm. Có cả yếu tố tích cực và tiêu cực tác động đến thị trường trong phiên này.

Thị trường ngày 3/6: Giá dầu và ngũ cốc tăng, vàng và cà phê giảm
Ảnh minh họa

Dầu tăng hơn 2% sau thỏa thuận nợ của Mỹ và dữ liệu việc làm; trọng tâm theo dõi chuyển sang OPEC+

Giá dầu tăng hơn 2% vào thứ Sáu (2/6) sau khi Quốc hội Mỹ thông qua thỏa thuận trần nợ giúp ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của chính phủ tại quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới và dữ liệu việc làm đã thúc đẩy hy vọng về khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tạm dừng tăng lãi suất.

Trọng tâm chú ý của thị trường hiện đang chuyển sang cuộc họp của OPEC và các đồng minh vào cuối tuần này.

Hợp đồng dầu thô Brent tăng 1,85 USD, tương đương 2,5%, lên mức 76,13 USD một thùng, trong khi dầu thô trung cấp Tây Texas của Mỹ (WTI) tăng 1,64 USD, tương đương 2,3%, lên mức 71,74 USD. Đây là mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26 tháng 5 đối với WTI và ngày 29 tháng 5 đối với dầu Brent. Trong tuần, cả hai hợp đồng đều giảm khoảng 1%, là tuần giảm đầu tiên trong vòng 3 tuần.

Các nhà giao dịch dầu mỏ sẽ theo dõi cuộc họp ngày 4 tháng 6 của OPEC+, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga. Nhóm này vào tháng 4 đã bất ngờ thông báo cắt giảm sản lượng 1,16 triệu thùng mỗi ngày, nhưng xu hướng tăng giá dầu vẫn không được duy trì và dầu thô đang giao dịch ở mức giá thấp hơn trước khi cắt giảm sản lượng.

Quặng sắt tăng do hy vọng về nhu cầu của Trung Quốc

Giá quặng sắt Đại Liên đã tăng vào thứ Sáu lên mức cao nhất trong sáu tuần, trong khi giá tại Singapore đạt mức cao nhất trong hai tuần, kéo dài đà phục hồi do hoạt động nhà máy của Trung Quốc trong tháng Năm bất ngờ tăng trưởng.

Tính chung cả tuần, giá quặng sắt cũng tăng khi các nhà bình luận thị trường tiếp tục suy đoán về nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới - Trung Quốc – sẽ tung ra các biện pháp kích thích bổ sung để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế hiện đang không đồng đều và mong manh sau COVID.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên thứ Sáu tăng 2,9% lên 745,5 nhân dân tệ (107,85 USD)/tấn. Giá đã tăng gần 9% trong tuần này.

Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 7 tăng 1,8% lên 103,95 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 19/5, kéo dài mức tăng hàng tuần lên khoảng 6%.

Giá thép cây trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,5%, thép cuộn cán nóng tăng 2,7%, dây thép cuộn tăng 1,2% và thép không gỉ tăng 2,0%.

Cao su tăng do dữ liệu lạc quan của Trung Quốc và thỏa thuận nợ của Mỹ

Giá cao su tại Nhật Bản tăng vào thứ Sáu do dữ liệu nhà máy lạc quan ở Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản rủi ro trong bối cảnh tâm lý tích cực đối với chính sách tiền tệ của Mỹ và dự luật trần nợ cũng hỗ trợ.

Hợp đồng cao su giao tháng 11 tại Sàn giao dịch Osaka (OSE) kết thúc phiên tăng 1,6 yên, tương đương 0,8%, lên 209,8 yên (1,6 USD)/kg. Trong tuần, hợp đồng này tăng 0,1%, phục hồi sau mức giảm của tuần trước.

Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 190 NDT lên 12.000 NDT (1.736 USD)/tấn.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn thận trọng do lo ngại về sự phục hồi kinh tế chậm chạp của Trung Quốc và khả năng dịch COVID-19 bùng phát trở lại, nhà môi giới cho biết, đồng thời dự đoán rằng thị trường sẽ duy trì biên độ giao dịch hẹp vào tuần tới.

Ngô, đậu tương tăng do lo lắng về thời tiết ở Mỹ và lạc quan về kinh tế vĩ mô

Giá ngô và đậu tương kỳ hạn của Mỹ kết thúc phiên thứ Sáu tăng, được hỗ trợ nhờ lực mua mạnh sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất nhiều tháng trong tuần này, tình trạng khô hạn ở vành đai cây trồng Trung Tây nước Mỹ và tác động lan tỏa từ các thị trường chứng khoán và dầu thô.

Giá lúa mì cũng theo xu hướng tăng bởi lo ngại về thời tiết ở Trung Quốc và căng thẳng về hành lang vận chuyển từ Ukraine.

Hội đồng ngô kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago tăng 16-1/2 cent lên 6,09 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 7 tăng 23 cent lên 13,52-1/2 USD/bushel, trong khi lúa mì kỳ hạn tháng 7 tăng 8-1/4 cent lên 6,19 USD/bushel. Tính chung trong tuần, giá cả 3 loại nông sản Mỹ đều tăng.

Gạo tăng

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ tuần này tăng, trong khi của Việt Nam và Thái Lan vững.

Theo đó, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này có giá 375-380 USD/tấn, tăng so với mức 374-378 USD của tuần trước khi nhu cầu từ các nước châu Á được cải thiện sau đợt gạo Ấn Độ giảm giá gần đây.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này giá vững ở mức 490-495 USD/tấn như tuần trước, nhưng là mức cao nhất kể từ cuối tháng Tư. Gạo cùng loại của Thái Lan cũng vững ở mức 495 USD/tấn, ít thay đổi so với khoảng 495-500 USD cách đây một tuần.

Vàng giảm do lợi suất tăng sau khi việc làm ở Mỹ tăng

Giá vàng giảm vào thứ Sáu do dữ liệu việc làm của Mỹ cao hơn dự kiến đã nâng lợi suất trái phiếu kho bạc tăng, nhưngtính chung cả tuần giá vàng giảm do tỷ lệ thất nghiệp tăng khiến thị trường tiếp tục nhận định Fed sẽ tạm dừng tăng lãi suất.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên 2/6 giảm 1,4% xuống 1.951,13 USD/ounce. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 tăng 1,3% lên 1.969,6 USD. Tính chung cả tuần giá tăng 0,2%.

Dữ liệu việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng 339.000 trong tháng 5, vượt qua kỳ vọng là tăng 190.000, nhưng tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 3,7% từ mức thấp nhất trong 53 năm là 3,4% hồi tháng 4.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm và đồng USD tăng giá, khiến cho thỏi vàng thỏi được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên kém hấp dẫn hơn.

Đồng vững, nhôm giảm

Giá đồng vững trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần tăng tuần đầu tiên trong 7 tuần.

Thị trường đồng được hẫu thuẫn bởi thông tin hoạt động của các nhà máy Trung Quốc bất ngờ tăng và một thỏa tuận nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của Mỹ. Tuy nhiên, đồng USD tăng gây áp lực lên đồng – kim loại tính bằng USD.

Giá đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) kết thúc phiên gần như không thay đổi so với đóng cửa phiên thứ Năm, ở mức 8.242 USD/tấn. Tính chung cả tuần, giá tăng khoảng 1,3%, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 14% so với mức đỉnh hồi tháng 1 do sự phục hồi kinh tế yếu kém của Trung Quốc.

Giá nhôm kỳ hạn 3 tháng trên sàn LME kết thúc phiên thứ Sáu giảm 0,7% xuống 2.266 USD/tấn.

Tồn trữ nhôm tại các kho được phê duyệt của Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) (hàng có sẵn) đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 tháng, là 579.025 tấn.

Cà phê giảm

Giá cà phê arabica giao tháng 7 giảm 2,75 cent, tương đương 1,5%, xuống 1,803 USD/lb. Giá hiện thấp hơn 1,4% so với cách đây một tuần.

Nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, Brazil, đã xuất khẩu 141.085 tấn cà phê xanh trong tháng 5, giảm so với 142.467 tấn một năm trước.

Cà phê robusta giao tháng 7 giảm 30 USD, tương đương 1,2%, xuống 2.575 USD/tấn.

Đường giảm

Giá đường thô kết thúc phiên thứ Sáu giảm xuống mức giá thấp nhất 1,5 tháng trong bối cảnh dòng chất tạo ngọt từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil được cải thiện.

Đường thô kỳ hạn tháng 7 kết thúc phiên này giảm 0,15 cent, tương đương 0,6%, xuống 24,73 cent/lb, sau khi chạm mức thấp nhất 6 tuần là 24,57 US cent; tính chung cả tuần giá giảm 2,5%.

Nhà sản xuất đường hàng đầu thế giới - Brazil - đã xuất khẩu 2,47 triệu tấn đường trong tháng 5 so với chỉ 1,57 triệu tấn một năm trước, ngay cả trong thời điểm cao điểm của mùa xuất khẩu đậu tương Brazil, một dấu hiệu cho thấy các nhà khai thác cảng đang xử lý tốt trong tình huốn vụ mùa ngũ cốc và đường trong năm nay đạt sản lượng kỷ lục hoặc gần kỷ lục.

Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 giảm 4,00 USD, tương đương 0,6%, xuống 686,10 USD/tấn.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 3/6:

0311.png
Bài liên quan

(0) Bình luận
Thị trường ngày 3/6: Giá dầu và ngũ cốc tăng, vàng và cà phê giảm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO