Sacombank lên tiếng về tin đồn liên quan đến Chủ tịch Dương Công Minh
Ngày 1/4, trên trang Facebook “Thang Dang” có đăng tin về việc ông Dương Công Minh bị cấm xuất cảnh vì liên quan đến một vụ án kinh tế đang được xét xử trong thời gian gần đây. Vào ngày 02/4, Ngân hàng Sacombank khẳng định thông tin liên quan đến Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh từ tài khoản Facebook “Thang Dang" là hoàn toàn bịa đặt, vu khống.
Đồng thời nhà băng này cũng khẳng định, Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh vẫn đang trực tiếp điều hành các công việc tại Sacombank và ngân hàng vẫn đang cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng, duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả và đảm bảo các tỉ lệ an toàn theo quy định.
Vụ khách hàng bỗng dưng nợ gần 1,2 triệu đồng do Ví Trả Sau: MoMo chính thức lên tiếng
MoMo khẳng định không bao giờ có việc tự động mở Ví Trả Sau của khách hàng, đồng thời khuyến cáo người dùng xem xét kỹ khi tải các ứng dụng có thu phí trên điện thoại.
Trước đó, trên trang Threads cá nhân, một người dùng tên C. đã kể lại trải nghiệm có phần không mấy tích cực khi sử dụng ví điện tử MoMo.
Theo thông tin được người này chia sẻ, ví điện tử cô đang dùng đã tự động kích hoạt Ví Trả Sau, và thanh toán những hóa đơn không rõ là hóa đơn gì. Tổng số tiền đã bị trừ từ Ví Trả Sau này là 1.194.000 đồng.
Bài đăng này nhận được sự quan tâm của khá nhiều người dùng MXH Threads. Không ít người sau khi đọc chia sẻ của C. mới vào app kiểm tra và cảm thấy bất ngờ, vì không nhớ mình đã kích hoạt Ví Trả Sau khi nào, và tại sao nguồn tiền trong Ví Trả Sau lại được vào vị trí thanh toán ưu tiên.
Ngân hàng Nhà nước: Trong trường hợp cần thiết vẫn phải can thiệp tỷ giá
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành theo cơ chế linh hoạt và trong trường hợp cần thiết vẫn phải can thiệp nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định.
Cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú khẳng định, vấn đề tỷ giá đang hết sức nóng, đã có việc tăng giá trong thời gian vừa qua.
Về lý do chính của tỷ giá tăng trong thời gian vừa qua, theo ông Tú có 3 nguyên nhân chính, nguyên nhân thứ nhất đến từ việc Fed chưa đưa ra được thời điểm cụ thể có thể nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc hạ lãi suất.
“Giá trị đồng USD trong những ngày vừa qua tăng rất cao; đồng USD tăng giá sẽ tác động đến giảm giá đồng tiền của các nước khác trên thế giới và trong khu vực. Chính vì thế có tác động đến đồng tiền của Việt Nam trong quan hệ tỷ giá với đồng USD”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.
Nguyên nhân thứ hai khiếp áp lực tỷ giá tăng cao theo ông Tú là do chính sách hạ lãi suất của Việt Nam đã và đang tạo ra sự chênh lệch lãi suất giữa đồng Việt Nam và USD trên thị trường liên ngân hàng, tiếp tục duy trì âm khiến lãi suất Việt Nam thấp hơn so với lãi suất đồng USD trên thị trường liên ngân hàng là một trong áp lực làm đồng USD nóng lên.
Nguyên nhân thứ ba, theo ông Tú là trong 3 tháng đầu năm nhập khẩu của Việt Nam tăng dẫn đến nhu cầu ngoại tệ cho việc nhập khẩu cũng nhiều hơn giai đoạn trước đây.
Tỉnh táo đi, đây là 3 cách khiến bạn rất dễ trở thành “chúa chổm” thông qua thẻ tín dụng
Từ thảnh thơi sống dù hơi ít tiền, tới vùng vẫy trong nợ nần do thẻ tín dụng là thực tế của không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ.
Có người dùng thẻ tín dụng, không những không mắc nợ mà ngược lại, còn “tiết kiệm” được tiền nhờ tận dụng tính năng ưu đãi hoàn tiền; nhưng đồng thời, cũng có người dùng thẻ tín dụng rồi ngập trong nợ nần, mãi không thể thoát ra.
Đâu là sự khác biệt giữa hai nhóm người này? Câu trả lời đơn giản, dễ hiểu nhất có lẽ là sự tỉnh táo. Người không mắc nợ thẻ tín dụng có mục tiêu, quy tắc rõ ràng khi dùng thẻ; nhóm còn lại thì không.
Để bản thân không rơi vào “nhóm còn lại” ấy, bạn cần hiểu rõ thủ thuật kiếm lời của ngân hàng từ dịch vụ thẻ tín dụng.