Sau Ấn Độ, đến lượt Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng - Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 8 triệu tấn/năm

Khánh Vy | 21:56 05/05/2024

Mặt hàng này sẽ bị Nga cấm xuất khẩu kể từ nay đến hết ngày 31/8.

Sau Ấn Độ, đến lượt Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng - Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 8 triệu tấn/năm

Theo hãng tin Interfax, từ nay đến hết ngày 31/8, Chính phủ Nga sẽ áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm bảo đảm ổn định thị trường lương thực trong nước. Quy định áp dụng cho đường mía, đường củ cải và đường không sucrose ở dạng rắn.

Các doanh nghiệp vẫn được xuất khẩu hạn chế sang các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU) như Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan tổng cộng ở mức 181.500 tấn.

Bộ Nông nghiệp ước tính từ nay đến hết mùa, Nga chỉ có thể xuất khẩu khoảng 200.000 tấn đường.

Lệnh cấm được đưa ra sau khi xuất khẩu đường của Nga tăng mạnh. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, từ ngày 1/8/2023 đến hết tháng 2/2024, nước này đã xuất khẩu hơn 700.000 tấn đường, cao gấp 3,3 lần so với cùng kỳ mùa trước (niên vụ của Nga bắt đầu từ tháng 8).

Chính phủ Nga đánh giá việc hạn chế xuất khẩu sẽ bảo toàn được dự trữ cho giai đoạn chờ mùa mới và bảo đảm lượng cung cho các đối tác của Nga trong EAEU.

Bộ Nông nghiệp cho biết giá đường của Nga vào loại rẻ nhất trên thế giới, vì vậy trong năm qua, nhiều nước chuyển sang mua đường của Nga, trong đó có Turkmenistan, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên, Senegal.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê Nga, năm 2023, nước này sản xuất 6,6 triệu tấn đường củ cải, tăng 10% so với năm 2022.

Dự báo sản lượng vụ mùa năm 2024 đạt khoảng 6,8 triệu tấn, trong khi tiêu thụ trong nước là khoảng 6 triệu tấn.

screenshot-2024-05-05-124315.png
Diễn biến giá đường trong vòng 1 năm qua (Nguồn: Trading Economics)

Trước Nga, Ấn Độ - nhà sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới - đã ra lệnh tạm dừng xuất khẩu đường vào tháng 10/2023. Đây là lần đầu tiên trong 7 nước này thực hiện lệnh cấm do thiếu mưa làm giảm năng suất mía. Điều này đã khiến giá mía bật tăng, lên mức cao nhất trong vòng 10 năm.

Ấn Độ xuất khẩu trung bình 6,8 triệu tấn đường hàng năm trong 5 năm qua, trở thành nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới trong giai đoạn đó. Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ phải chuyển sang nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Ngân hàng Thế giới dự báo, giá đường thế giới năm 2024 có thể giảm 6%, bởi sản lượng sản xuất toàn cầu sẽ cải thiện khi triển vọng thời tiết tích cực hơn, nhất là trong nửa sau niên vụ 2023/2024.

Trong nước, Hiệp hội Mía đường Việt Nam ước tính, sản lượng mía đưa vào chế biến niên vụ 2023/2024 có thể đạt 10,6 triệu tấn, tăng 9% và sản xuất được hơn 1 triệu tấn đường thành phẩm, tăng 10% so với niên vụ trước.

Còn theo Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi (mã chứng khoán QNS), giá đường trong nước niên vụ 2023/2024 sẽ duy trì ổn định quanh mức 21.000 đồng/kg, tương đương mức trung bình niên vụ trước.


(0) Bình luận
Sau Ấn Độ, đến lượt Nga ra lệnh cấm xuất khẩu một nguyên liệu quan trọng - Là mặt hàng Việt Nam có sản lượng 8 triệu tấn/năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO