Sáng gửi 700 triệu đồng vào tài khoản, đến chiều chỉ còn vài đồng dù không có tin nhắn biến động số dư, chiêu trò lừa đảo tinh vi bị lật tẩy!

KV | 22:43 25/10/2024

Không phát hiện biến động số dư, người đàn ông đinh ninh rằng số tiền hơn 700 triệu của mình đang ở trong tài khoản. Tuy nhiên nó đã không cánh mà bay một cách đầy khó hiểu.

Sáng gửi 700 triệu đồng vào tài khoản, đến chiều chỉ còn vài đồng dù không có tin nhắn biến động số dư, chiêu trò lừa đảo tinh vi bị lật tẩy!

Trong thời đại hiện nay, việc gửi tiền vào ngân hàng được xem là phương pháp đầu tư an toàn và có khả năng sinh lời qua tiền lãi. Đây là lựa chọn của rất nhiều người khi có số tiền nhàn rỗi, và anh Li ở Nam Ninh, Trung Quốc cũng không là ngoại lệ. Dù vậy, câu chuyện của anh Li vào năm 2015 đã khiến nhiều người phải suy ngẫm về tính an toàn và bảo mật khi gửi tiền vào tài khoản. 

Anh Li đã gửi toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình, lên đến 200.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 712 triệu đồng) vào Ngân hàng Trung Quốc vào một buổi sáng. Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 5 tiếng sau, khi kiểm tra tài khoản, anh phát hiện chỉ còn lại 35 Nhân dân tệ (khoảng 120 nghìn đồng). Số tiền còn lại đã biến mất một cách cực kỳ khó hiểu.

Ảnh minh họa

Anh Li ngay lập tức đã tìm đến ngân hàng để trình bày sự việc và đề nghị bồi thường. Tuy nhiên, ngân hàng khẳng định rằng hệ thống vận hành bình thường và không có lỗi kỹ thuật nào xảy ra. Qua điều tra, ngân hàng phát hiện ra rằng số tiền của anh đã được chuyển đi qua các ứng dụng thanh toán của bên thứ ba và đã được tiêu dùng nhiều lần chứ không phải chỉ một lần. Điều này khiến anh Li cảm thấy vô cùng bối rối và khó hiểu.

Anh Li khẳng định rằng mình không thực hiện bất kỳ giao dịch nào và cũng không nhận được thông báo nào về giao dịch. Thêm vào đó, anh cũng không nhận được bất kỳ tin nhắn xác minh SMS nào từ ngân hàng, một bước quan trọng trong quá trình thanh toán qua điện thoại di động.

Ảnh minh họa

Ngân hàng đã kiểm tra và xác nhận rằng tin nhắn xác thực đã được gửi đến số điện thoại của anh Li, nhưng anh không bao giờ nhận được chúng. Điều này khiến người ta nghi ngờ rằng có phải điện thoại của anh đã bị can thiệp bởi bên thứ ba hay không.

Truy tìm nguyên nhân, cuối cùng cảnh sát Nam Ninh đã phát hiện ra rằng toàn bộ số tiền đã được chuyển vào một trò chơi điện tử có tên là Perfect World. Điều đáng chú ý là anh Li khẳng định rằng mình không chơi trò chơi nào cả.

Trong quá trình tiếp tục điều tra, anh Li bỗng nhớ lại rằng mình đã từng nhận được một tin nhắn lạ, ngay sau khi gửi tiền vào ngân hàng. Tin nhắn đề nghị anh kiểm tra thông tin hồ sơ cá nhân của con mình và kèm theo một tài liệu Word. Anh Li, nghĩ rằng đó có thể là tin nhắn từ giáo viên, không ngờ rằng đây chính là bẫy.

Sau cuộc kiểm tra điện thoại, cảnh sát phát hiện một ứng dụng đáng ngờ có tên là "Hồ sơ học sinh", được cài đặt trong điện thoại của anh nhưng lại không thể mở hoặc hiển thị trên màn hình. Họ nghi ngờ rằng ứng dụng này có khả năng theo dõi và xóa tin nhắn SMS mà không để người dùng biết.

Ảnh minh họa

Điều tra sâu hơn, cảnh sát nhận định rằng đây có thể là một loại mã độc trên điện thoại di động, được thiết kế để đánh cắp thông tin và thực hiện các giao dịch trái phép. Qua vụ việc của anh Li, cảnh sát đã đưa ra cảnh báo rằng mọi người cần cảnh giác với tin nhắn rác có chứa liên kết, bởi chỉ cần nhấp vào, điện thoại có thể bị nhiễm virus. Hơn nữa, nếu thấy tín hiệu điện thoại đột nhiên yếu đi kèm với việc nhận được mã xác minh ngân hàng, người dùng nên xóa ngay lập tức để ngăn chặn mã độc đánh cắp thông tin quan trọng.

Những chiêu lừa đảo qua điện thoại di động ngày nay vô cùng tinh vi và đã khiến nhiều người mất tiền một cách oan uổng. Cảnh sát khuyến cáo người dân nên hết sức cảnh giác và xóa ngay lập tức bất kỳ tin nhắn nào chứa liên kết lạ để bảo vệ bản thân khỏi các mối nguy hiểm tiềm ẩn.

Theo Sohu


(0) Bình luận
Sáng gửi 700 triệu đồng vào tài khoản, đến chiều chỉ còn vài đồng dù không có tin nhắn biến động số dư, chiêu trò lừa đảo tinh vi bị lật tẩy!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO