Nhà kinh tế đoạt giải Nobel hé lộ sự thật: Sự khác biệt của người giàu và nghèo không phải ở IQ, 3 yếu tố này mới quyết định túi tiền đầy hay vơi

Đinh Anh | 18:01 16/10/2022

Thông thường mọi người thường nghĩ những người có chỉ số IQ cao sẽ là những người có mức lương cao trong tương lai. Nhưng thực tế IQ chỉ tác động 1% đến thu nhập của bạn.

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel hé lộ sự thật: Sự khác biệt của người giàu và nghèo không phải ở IQ, 3 yếu tố này mới quyết định túi tiền đầy hay vơi

Nếu bạn hỏi sự khác biệt về thu nhập của mọi người có liên quan đến chỉ số IQ như thế nào? Mỗi người sẽ đưa ra những con số như 25% hay 50%. Song người đoạt giải Nobel Kinh tế, James Heckman đã nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này để đưa ra kết luận: Tác động của trí thông minh bẩm sinh đến thu nhập chỉ chiếm khoảng 1-2%. Vậy sự khác biệt của người có thu nhập cao và thu nhập thấp là gì?

James Heckman và nhóm nghiên cứu của mình đã theo dõi dữ liệu từ hàng nghìn người ở Anh, Mỹ và Hà Lan về thu nhập, chỉ số IQ, điểm số, tính cách, chỉ số cơ thể. Cuối cùng, kết quả đã chứng minh tinh thần tự chịu trách nhiệm, kỷ luật tự giác và sự chăm chỉ có thể thúc đẩy một người thành công nhanh hơn những người chỉ có chỉ số IQ cao. 

1. Tự chịu trách nhiệm

James Heckman tin rằng thành công không chỉ phụ thuộc vào bẩm sinh mà còn dựa vào kỹ năng có thể được trau dồi mỗi ngày. Chỉ cần bắt đầu học hỏi, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được bản thân.

Tinh thần trách nhiệm dễ được giáo dục hơn chỉ số IQ. Tính cách này được giáo dục từ nhỏ với những khái niệm chính xác sẽ giúp ích cho sự phát triển trong tương lai. Theo James Heckman, phát triển kỹ năng là một quá trình dài và những năm đầu đời là cơ sở nền tảng cho những thành công trong tương lai.

Tự chịu tránh nhiệm với những gì mình làm là một bước để bạn chạm đến thành công

Bởi vậy, muốn ưu tú phải rèn luyện không ngừng, không được lơ là, đùn đẩy trách nhiệm. Để nhận được thành công trước hết bạn phải trải qua những khó khăn thử thách, đừng dùng những thói xấu để đạt được. Đó chỉ là những gì có được tạm thời, sớm muộn gì nó cũng ảnh hưởng đến bạn.

2. Kỷ luật tự giác

Nghiên cứu của nhà kinh tế học không phủ nhận hoàn toàn tầm quan trọng của chỉ số IQ. Trên thực tế những người có chỉ số IQ 70 không thể làm những việc mà người người có chỉ số IQ 190 nghĩ là dễ dàng.

Song James Heckman tin rằng những người tìm kiếm thành công trong lĩnh vực họ muốn vấp phải thất bại không phải vì trí thông minh mà đa số đều thiếu tính kỷ luật.

Ví dụ, họ không hiểu thế nào là phép lịch sự trong một cuộc phỏng vấn xin việc, thậm chí còn mắc những lỗi lớn như đến muộn hay trang phục không phù hợp.

Muốn thành công càng sớm quy hoạch cuộc đời, càng dễ dàng tiến đến thành công

Kỷ luật tự giác quan trọng hơn trí thông minh. Kỷ luật trở thành nhân tố kích thích sự sáng tạo không ngừng, sức ép lên bản thân, đặc điểm cốt lõi kích thích sự thay đổi, sau đó là phát triển của một người. Cuộc đời tầm thường có thể khiến bạn không chết đói song một cuộc sống kỷ luật có thể giúp bạn thành công.

Nhà giáo nổi tiếng Stephen Covey đã từng nói: "Kỷ luật chính là tự do. Người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ của cảm xúc, sự thèm muốn và say mê''. Đôi khi sự kỷ luật khiến bạn phải làm những điều mình không thích. Song theo thời gian bạn sẽ nhận thấy những điều mình đã làm là hoàn toàn đúng. Nó giúp bạn giỏi hơn, bản lĩnh hơn.

3. Làm việc chăm chỉ

Chăm chỉ là một chỉ số quan trọng để xác định một người có thể thành công hay không. Trong một nghiên cứu năm 2011, Angela Duckworth, nhà tâm lý học tại Đại học Pennsylvania, phát hiện ra rằng khi hai đứa trẻ thông minh như nhau, đứa trẻ chăm chỉ sẽ làm hết tất cả những câu hỏi, kể cả học hỏi để tìm được lời giải đáp. 

Tương tự như kỷ luật tự giác, nếu một người có thể đổ nhiều mồ hôi hơn và nỗ lực hơn chắc chắn họ đang tăng cơ hội thành công cho chính bản thân mình.

Ngoài các yếu tố như tinh thần trách nhiệm, kỷ luật tự giác và sự chăm chỉ, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tính cách cũng là một phần quan trọng quyết định đến thành công.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng dù bạn sống hướng nội thì cũng nên chia sẻ khi cần thiết; những người hướng ngoại cũng nên kiềm chế để lắng nghe.

Theo Business Times


(0) Bình luận
Nhà kinh tế đoạt giải Nobel hé lộ sự thật: Sự khác biệt của người giàu và nghèo không phải ở IQ, 3 yếu tố này mới quyết định túi tiền đầy hay vơi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO