Để giải bài toán nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mục tiêu trước mắt là 1 triệu căn nhà ở xã hội thì cần sớm có cơ chế để hài hòa lợi ích 3 bên gồm nhà nước, người dân và doanh nghiệp với trọng tâm là đảm bảo thực thi được những chính sách đã có.
Theo kế hoạch năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thanh tra công tác quản lý hoạt động xây dựng tại một số dự án có tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng do bộ (ngành), địa phương làm chủ đầu tư.
Thủ tướng cho biết, cùng với việc giải quyết vấn đề vốn cho doanh nghiệp thì điều hành chính sách để đưa tiền vào hay rút tiền ra khỏi thị trường một cách phù hợp, làm sao đồng tiền đưa ra đúng, trúng vào động lực tăng trưởng: tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư.
Tại các phiên chất vấn về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực xây dựng, vấn đề những tồn tại, hạn chế trong công tác quy hoạch tiếp tục là vấn đề được nhiều đại biểu rất quan tâm, đặt câu hỏi.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, Bộ đang trình Thủ tướng xem xét, phê duyệt Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, cố gắng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp. Nguồn cung này cũng sẽ giúp hạ nhiệt giá nhà ở xã hội.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dự báo thị trường bất động sản sẽ còn khó khăn do nguồn cung vừa quá thiếu và quá thừa so với nhu cầu; chính sách tín dụng thắt chặt; thiếu can thiệp kịp thời, hợp lý.
Ngay trước thềm phiên chất vấn và trả lời chất vấn, các doanh nghiệp bất động sản thành viên HOREA đã đặt ra 5 câu hỏi mở cho của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Từ chiều 03/11, Quốc hội bắt đầu chương trình chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra trong 2,5 ngày. Người đầu tiên đăng đàn là Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, đang có hàng loạt bất cập trên thị trường bất động sản cần sớm được xem xét, nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 773/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
“Một doanh nghiệp điển hình trung bình cần khoảng 3 lượt đến cơ quan quản lý Nhà nước để hoàn tất xin cấp phép xây dựng…”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chia sẻ.