Lãi suất tăng, triển vọng kinh tế suy yếu, lạm phát và biến động địa chính trị đã khiến cho khoảng cách tài trợ thương mại toàn cầu tăng vọt từ 1,7 nghìn tỷ USD (2020) lên mức 2,5 nghìn tỷ USD (2022).
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Australis Holdings, Inc. (Australis) vừa ký kết một thoả thuận trái phiếu chuyển đổi trị giá 15 triệu USD (hơn 350 tỷ đồng) để thúc đẩy nuôi trồng rong biển và cá chẽm có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Với mức tăng trưởng dự báo 6 – 6,5% của Chính phủ hồi đầu năm, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) mới đây đã đặt ra mức tăng trưởng cao 6,5% cho năm 2023 cùng với 3 đột phá chính cần phải có.
Chuyên gia Ngân hàng Phát triển châu Á cho rằng, một trong những nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm là do thu hồi đất đai chậm. Việc thu hồi đất đai là quá trình đầy thách thức và đôi khi mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Chuyên gia ADB cho rằng, một số động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam như xuất khẩu có giảm thì cần đến động lực từ giải ngân vốn đầu tư công. Đây sẽ là động lực quan trọng tăng trưởng trong quý tới.
Thị trường trái phiếu khu vực Đông Á đã phát hành cao kỷ lục trong quý II/2022. Tuy nhiên, từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 8/2022 đã giảm mạnh trong bối cảnh rủi ro gia tăng và triển vọng kinh tế u ám.
Trong một báo cáo mới phát hành, các chuyên gia của HSBC Việt Nam đưa ra nhận định rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có thể sẽ mang lại cú hích năng suất lớn nhất cho các nền kinh tế như Thái Lan, Việt Nam và Malaysia.