Anh D. – CEO chuỗi cửa hàng kinh doanh thiết bị, điện thoại di động sở hữu 170 cửa hàng trên cả nước. Kế hoạch kinh doanh năm 2023 đặt ra bài toán tăng trưởng số lượng cửa hàng từ 170 lên 350 cửa hàng, doanh số tăng tưởng từ 2300 tỷ đồng lên 6000 tỷ đồng. Trong bối cảnh kinh tế thị trường khó khăn chung, đối diện với kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh là một thách thức không hề nhỏ đối với anh D. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể kiểm soát một doanh nghiệp với số lượng cửa hàng tăng lên, doanh thu tăng, số lượng giao dịch mỗi ngày tăng lên nhanh chóng, đồng thời vẫn phải đảm bảo việc giao dịch thông suốt, rút ngắn thời gian, nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Khi cuộc Cách mạng Công nghiệp số diễn ra mạnh mẽ từng ngày với sự bùng nổ của thương mại điện tử, các doanh nghiệp như của anh D là hoàn toàn không hiếm gặp.
Giải pháp mà các ngân hàng cùng với các công ty fintech đưa ra là hệ thống ngân hàng mở - hay còn được gọi là Open Banking. Theo đó, ngân hàng và các tổ chức tài chính mở giao diện lập trình ứng dụng (API), cho phép bên thứ ba truy cập vào hệ thống dữ liệu cần thiết, để phục vụ việc phát triển ứng dụng và dịch vụ mới, cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng, đồng thời cung cấp cho khách hàng các tùy chọn minh bạch hơn về tài chính dựa theo thoả thuận của chính người dùng với ngân hàng và tổ chức cung ứng dịch vụ đó. Nói cách khác, Open Banking đang mở ra một kỷ nguyên mới, mà ở đó khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng tại bất cứ nền tảng nào tùy theo mục đích của mình.
Được biết đến lần đầu tiên trên thế giới và sau khi kiện toàn hành lang pháp lý vào năm 2018, gần như ngay sau đó, cùng với các Ngân hàng hàng đầu trên thế giới như DBS, OCBC (Singapore), Citibank (Mỹ),...TPBank đã tập trung đầu tư nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm đầu tiên về Ngân hàng mở. Bằng việc lắng nghe và thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng, TPBank đã cung cấp những API đầu tiên cho khách hàng từ những năm 2019-2020. Qua gần 5 năm phát triển dịch vụ này, TPBank đã cho ra đời hàng trăm loại API khác nhau, phục vụ đa dạng nhu cầu của rất nhiều loại hình doanh nghiệp. Có thể kể đến các loại hình doanh nghiệp điển hình như: Tập đoàn đa ngành, Chứng khoán, Bảo hiểm, Chuỗi bán lẻ, Bệnh viện, Trường học, Vận tải, Thương mại điện tử, Ví điện tử, Trung gian thanh toán,…
Với nền tảng công nghệ số hiện đại, bằng việc cung cấp hàng trăm API mở, TPBank cho phép doanh nghiệp truyền dữ liệu tới ngân hàng ngay trên hệ thống của doanh nghiệp, thay vì phải đăng nhập vào hệ thống Internet Banking/eBank của ngân hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin cho khách hàng. Tương tự như các mô hình thành công trên thế giới, TPBank ưu tiên triển khai tích hợp cho những nhóm sản phẩm sau: Tài khoản thanh toán, Tài khoản chuyên thu, Tài khoản chuyên chi, Thanh toán, Quản trị tài chính doanh nghiệp,…. Các đối tác của TPBank đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, như ví điện tử, bảo hiểm, thanh toán, phần mềm kế toán… Nhờ vậy, TPBank có thể nhanh chóng mở rộng mạng lưới các điểm chạm với khách hàng và gia tăng quy mô khách hàng. Độ phủ của dịch vụ ngân hàng vì vậy cũng được nâng cao. Tính đến hiện tại, TPBank đã kết nối với 12 ví điện tử và là một trong những ngân hàng có tỉ lệ phủ dịch vụ kết nối ví lớn nhất tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, dịch vụ kết nối qua ngân hàng mở, khách hàng hoàn toàn có thể chủ động thao tác bất cứ lúc nào mà không cần phải liên hệ với ngân hàng. Mọi yêu cầu đều được thực hiện một cách tự động ngay tại hệ thống của khách hàng như: nhận biến động số dư ngay lập tức (real-time), truy vấn thông tin, thực hiện lệnh chuyển tiền từ hàng ngàn gười dùng khác nhau ngay trên hệ thống, cung cấp các dịch vụ liên quan tài khoản ảo, ví điện tử dành cho doanh nghiệp, thanh toán qua QR Code tĩnh và QR Code động,…
Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank chia sẻ: “Cho đến nay, TPBank đang sở hữu thư viện OpenAPI phong phú, đã được chuẩn hóa và đóng gói các API riêng lẻ thành những gói sản phẩm hoàn thiện, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tích hợp vào hệ thống của mình để đưa sản phẩm phù hợp nhất đến tay khách hàng, rút ngắn thời gian triển khai kết nối, tối ưu chi phí kinh doanh.”
Ông Hưng cũng nhấn mạnh thêm rằng, ở Việt Nam, chỉ những ngân hàng có nền tảng công nghệ tốt mới có khả năng triển khai ngân hàng mở, tạo sự kết nối với các hệ thống khác và kiểm soát được rủi ro, bảo mật an toàn thông tin của hệ thống. Việc tích hợp dịch vụ ngân hàng của TPBank giúp làm giàu thêm hệ sinh thái của các đối tác, tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn ngành kinh tế chứ không hạn chế trong riêng ngành ngân hàng.
Tham khảo một số gói sản phẩm điển hình áp dụng Open API tại TPBank:
- Biz Notify: nhận biến động số dư ngay lập tức (real-time) ngay trên hệ thống của Khách hàng.
- Biz Query: truy vấn tất cả thông tin ngay trên hệ thống của Khách hàng.
- Biz Transfer: thực hiện lệnh chuyển tiền ngay trên hệ thống của Khách hàng.
- Biz Auto Transfer: thực hiện lệnh chuyển tiền từ hàng trăm ngàn người dùng khác nhau ngay trên hệ thống của Khách hàng, lệnh chuyển tiền được thực hiện ngay sau “1 click”
- Biz eWallet: cung cấp các dịch vụ liên quan đến ví điện tử dành cho doanh nghiệp
- Biz Virtual: cung cấp các dịch vụ liên quan đến “tài khoản ảo” dành cho Khách hàng
- Biz QR: cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán qua QR Code tĩnh và QR Code động
- Biz Mix & Match: cung cấp bộ quản lý tài khoản dành cho Doanh nghiệp có mô hình hoạt động phức tạp, nhiều tầng tầng lớp lớp doanh nghiệp liên quan, địa điểm kinh doanh, nhân viên kinh doanh có mức độ phân tán cao
- Biz Connection: bằng việc chỉ kết nối với Doanh nghiệp trung tâm, TPBank cung cấp sản phẩm dịch vụ đến tất cả các Khách hàng thuộc hệ sinh thái của Doanh nghiệp trung tâm đó