Năm 2024 Lạng Sơn phấn đấu doanh thu từ du lịch đạt 4.300 tỷ đồng

Phương Uyên | 15:33 13/08/2024

Qua hơn 2 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2024, doanh thu từ du lịch của tỉnh đạt gần 8.000 tỷ đồng. Theo tỉnh Lạng Sơn, riêng năm 2024 phấn đấu doanh thu từ du lịch đạt 4.300 tỷ đồng.

Năm 2024 Lạng Sơn phấn đấu doanh thu từ du lịch đạt 4.300 tỷ đồng
UBND tỉnh tập trung, tích cực triển khai xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn hướng tới trở thành Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

UBND tỉnh Lạng Sơn có báo cáo gửi Đoàn giám sát chuyên đề của Hội đồng nhân dân tỉnh về Tình hình và kết quả thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2024.

Doanh thu năm sau cao hơn năm trước

Theo báo cáo, trong thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát, kiến nghị UBND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh, góp phần mang lại hiệu quả phát triển, bảo tồn giá trị văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho người dân.

Từ đề án, kết quả năm 2022, lượng khách du lịch đạt 3,5 triệu lượt khách, đạt 101,2% kế hoạch, tăng 115,7%. Trong đó, khách quốc tế 30.000 lượt, đạt 5,5% kế hoạch, giảm 82,7% so cùng kỳ; khách trong nước 3,47 triệu lượt, đạt 119,2%, tăng 116,1 % so với cùng kỳ năm 2021.

Năm 2023 lượng khách đạt 3,92 triệu lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ 2022, đạt 104,2% so với kế hoạch năm 2023. Trong đó: Khách quốc tế đạt 34.500 lượt khách, tăng 15,1% so với cùng kỳ 2022, đạt 17,3% so với kế hoạch năm 2023; Khách trong nước đạt 3.883.500 lượt khách, tăng 11,9% so với cùng kỳ 2022, đạt 109,1% so với kế hoạch năm 2023.

Hết 6 tháng đầu năm 2024 lượng khách đạt 2,97 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kỳ 2023, đạt 73,2% so với kế hoạch năm 2024. Trong đó khách quốc tế đạt khoảng 78.000 lượt khách, tăng 391,4% so với cùng kỳ 2023, đạt 48,8% so với kế hoạch năm 2024. Khách trong nước đạt 2.893.000 lượt khách, tăng 3,1% so với cùng kỳ 2023, đạt 74,2% so với kế hoạch năm 2024. Dự kiến năm 2024 lượng khách du lịch ước đạt 4,1 triệu lượt khách, dự kiến khả năng chỉ tiêu đến năm 2025 lượng khách du lịch đến Lạng Sơn ước đạt 4,4 triệu lượt khách theo đề án.

screen-shot-2024-08-13-at-15.13.50.png
Lạng Sơn tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Năm 2022, tổng thu từ du lịch ước đạt 2.100 tỷ đồng, đạt 80,77% kế hoạch, tăng 171,67% so với năm 2021, đóng góp 3,5% GRDP toàn tỉnh. Năm 2023 doanh thu ước đạt 3.135 tỷ đồng, đóng góp 4,8% GRDP toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2024 doanh thu ước đạt 2.603 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ 2023, đạt 60,5% so với kế hoạch năm 2024.

Kết quả về cơ sở lưu trú du lịch, năm 2022, trên toàn tỉnh có tổng số 280 cơ sở lưu trú với 3.633 buồng. Năm 2023, có tổng số 294 cơ sở lư trú với 3.784 buồng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2024 trên toàn tỉnh có tổng số 300 cơ sở lưu trú với 4.072 buồng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 khách sạn 5 sao, 01 khách sạn 3 sao với tổng số 421 buồng. Còn lại là khách sạn 1 sao, 2 sao, khách sạn đạt tiêu chuẩn, nhà nghỉ và nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay).

Về guồn nhân lực du lịch, năm 2022, toàn tỉnh có khoảng trên 8.000 lao động du lịch, trong đó có khoảng trên 4.100 lao động trực tiếp. Năm 2023 có khoảng trên 8.100 lao động du lịch, trong đó có khoảng trên 4.100 lao động trực tiếp. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2024, có khoảng trên 8.500 lao động du lịch, trong đó có khoảng trên 4.400 lao động trực tiếp.

Về nhu cầu vốn đầu tư du lịch, trên địa bàn tỉnh hiện có 02 dự án Khách sạn sân Golf Hoàng Đồng và dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn có tổng vốn đầu tư hơn 13.000 tỷ đồng. Trong năm 2023 không có dự án du lịch mới được triển khai; hiện nay có một số dự án của các nhà đầu tư đang trong quá trình triển khai, lũy kế nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách đến nay với tổng vốn đầu tư 6.158 tỷ đồng.

Duy trì, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh

Về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án: Công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh để phát triển du lịch.

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, với quy mô, hình thức đa dạng, sáng tạo thông qua tổ chức các lễ hội, sự kiện văn háo, du lịch, hội chợ…. Trung bình mỗi năm tổ chức hơn 280 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức, tham gia hơn 30 sự kiện văn hóa, du lịch, hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư.

Việc ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng hình ảnh du lịch Lạng Sơn bản sắc, độc đáo, ấn tượng được thường xuyên triển khai, duy trì.

Về kết quả bố trí nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, huy động xã hội hóa cho công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch: đối với kinh phí từ ngân sách nhà nước: 10.300 triệu đồng, đối với kinh phí xã hội hóa: 1.072 triệu đồng.

Có được kết quả trên, theo đánh giá, UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu tham mưu ban hành, triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển du lịch.

screen-shot-2024-08-13-at-15.11.23.png
Du lịch cộng đồng được tỉnh chủ trương đẩy mạnh, đây là lợi thế vốn có của địa phương.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, từng bước nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh du lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch; xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch.

Bên cạnh đó, tập trung đẩy nhanh triển khai tiến độ thực hiện các dự án giao thông như tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT; đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, giải phóng mặt bằng các công trình, nhất là dự án trọng điểm của tỉnh, dự án có tính chất kết nối liên vùng.

Cùng với đó, UBND tỉnh tập trung, tích cực triển khai xây dựng và phát triển Công viên địa chất Lạng Sơn hướng tới trở thành Công viên địa chất toàn cầu UNESCO (CVĐC) như một hướng đi mới cho du lịch Xứ Lạng.

Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 300 cơ sở lưu trú du lịch gần 4.100 buồng. Trong đó có 02 khách sạn 5 sao (thành phố Lạng Sơn), 01 khách sạn 3 sao (huyện Văn Lãng), còn lại là các khách sạn 01 sao, 02 sao, nhà nghỉ và homestay. Các cơ sở lưu trú du lịch tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tại các huyện hầu hết đều là các cơ sở lưu trú du lịch có quy mô nhỏ.

Để tiếp tục thực hiện Đề án giai đoạn 2022-2024 và hướng tới năm 2030, lãnh đạo Tỉnh tập trung duy trì, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh:

Theo đó, tập trung phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng. Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng. Phát triển kinh tế ban đêm nhằm kích thích tiêu dùng, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch được quan tâm. Ngoài ra, tỉnh tập trung phát triển sản phẩm du lịch thể thao - mạo hiểm, ản phẩm du lịch biên giới, cửa khẩu kết hợp mua sắm và các sản phẩm du lịch bổ trợ khác.

Mục tiêu của Đề án phấn đấu đến năm 2025 phấn đấu 4,1 triệu lượt khách. Trong đó có 160 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 3,9 triệu lượt khách du lịch nội địa. Tổng thu từ du lịch năm 2024 phấn đấu đạt 4.300 tỷ đồng. Phấn đấu hết năm 2024 trên toàn tỉnh có 320 cơ sở lưu trú du lịch với 3.900 buồng lưu trú trong đó có 750 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao.

Về nguồn nhân lực du lịch, năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu có khoảng 9.500 lao động du lịch, trong đó có 5.100 người lao động trực tiếp (trong đó có 2.200 lao động trực tiếp được đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ công tác quản lý và phục vụ hoạt động du lịch).

Tiếp tục triển khai kêu gọi, đầu tư các dự án du lịch đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Dự kiến lũy kế nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách đến hết năm 2024 với tổng vốn đầu tư 6.158 tỷ đồng. Mục tiêu phấn đấu đến 2025 lũy kế nguồn vốn đầu tư du lịch khoảng 10.000 tỷ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Năm 2024 Lạng Sơn phấn đấu doanh thu từ du lịch đạt 4.300 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO