Máy bay lao xuống cao tốc như núi đổ, phi cơ đâm vào núi vì cơ trưởng xỉ nhục cơ phó… và loạt thảm kịch hàng không tồi tệ bắt nguồn từ những sai lầm “ngớ ngẩn” của phi công

Linh Anh | 15:56 26/04/2024

Những sự cố phi lý “ngoài sức tưởng tượng” này khiến hàng trăm người phải trả giá bằng sinh mạng.

Máy bay lao xuống cao tốc như núi đổ, phi cơ đâm vào núi vì cơ trưởng xỉ nhục cơ phó… và loạt thảm kịch hàng không tồi tệ bắt nguồn từ những sai lầm “ngớ ngẩn” của phi công

Mỗi lần lên máy bay, chúng ta đặt cược mạng sống của mình vào tay phi công. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra là do lỗi của con người chứ không phải máy móc. Dù tai nạn hàng không chỉ xảy ra với xác suất 1/11 triệu nhưng vẫn có những sự kiện bi thảm, đủ để nhắc nhở những người đi sau không bao giờ được mắc lại sai lầm một lần nữa.

Chuyến bay 593 của Aeroflot năm 1994

Trên chuyến bay định mệnh từ Moscow, Nga đến Hồng Kông, Trung Quốc năm 1994, một phi công của hãng hàng không Aeroflot đã cho phép các con mình đi vào buồng lái để chơi với hệ thống điều khiển đồ sộ của máy bay. Lúc ấy, chiếc phi cơ chở 75 người đang lơ lửng giữa trời. Một trong số những đứa trẻ đã vô tình tắt chế độ lái tự động của máy bay, dẫn tới bi kịch thảm khốc.

aeroflot-593.jpg

Chiếc Airbus A310 rơi ở Siberia khiến toàn bộ 75 người thiệt mạng. Đoạn ghi âm buồng lái sau đó được công bố cho thấy phi công Yaroslav Kudrinsky đã cho 2 con, bao gồm Eldar, 15 tuổi và Yana, 12 tuổi vào buồng lái lúc nửa đêm. Hai đứa trẻ được phép ngồi vào ghế của cơ trưởng và chơi đùa với bộ điều khiển khi phi cơ đang ở trong chế độ lái tự động.

Đáng lẽ, người ta phải tắt công tắc điều khiển ở cần lái khi phi cơ đang ở trong chế độ tự lái. Thế nhưng, khi Eldar giữ cần điều khiển trong 30 giây, phi công đã buộc quay trở lại chế độ lái bằng tay. Khi cơ trưởng và cơ phó trở lại ghế ngồi, mọi việc đã quá muộn. Máy bay lao xuống ngọn núi bên dưới, giết chết toàn bộ hành khách và thành viên phi hành đoàn.

Chuyến bay TransAsia Airways 235 năm 2015

Một sự cố khó tin khác do lỗi của phi công xảy ra vào tháng 2/2015 trên đảo Đài Loan, Trung Quốc. Một máy bay của hãng hàng không TransAsia Airways va quẹt vào cây cầu đường bộ trước khi lao xuống sông Keelung khiến 43 trong tổng số 58 người có mặt trên máy bay.

150204064755-01-transasia-0204.jpg

Theo tài liệu, chiếc máy bay vừa cất cánh thì một trong các động cơ của nó bị hỏng. Thế nhưng, thay vì tắt chiếc động cơ ngừng hoạt động, phi công lại tắt nhầm chiếc động cơ còn lại, khiến phi cơ mất hoàn toàn lực nâng.

Hộp đen ghi âm buồng lái cho thấy phi công cuối cùng cũng phát hiện ra mình tắt nhầm nhưng không thể nào sửa chữa.

Chuyến bay Tuninter 1153 năm 2005

Vào 2005, trên chuyến bay Tuninter 1153, người ta phát hiện ra rằng các phi công đang cầu nguyện thay vì thực hiện các thủ tục khẩn cấp khi máy bay hết nhiên liệu và lao xuống một vùng biển ở Italy khiến 16 người chết. Thế nhưng, bằng cách nào đó, viên cơ trưởng này không thiệt mạng. Cơ phó cũng sống sót.

3a93a45000000578-3954164-image-a-13_1479644861468.jpg

Thế nhưng, cả cơ trưởng và cơ phó đều chịu mức án 10 năm tù vì cái chết của các hành khách. Họ bị buộc tội cầu nguyện thay vì thực hiện các thao tác khẩn cấp lúc máy bay lao xuống biển vì hết nhiên liệu. Chiếc máy bay chở 49 người này đi từ Djeba, Tunisia tới Bari, Italy.

Hai chiếc Boeing 747 đâm nhau trên đường băng

Vào tháng 3/1977, hai chiếc Boeing 747 của hãng hàng không KLM và Pan Am đã đâm nhau trên đường băng ở sân bay Los Rodeos trên hòn đảo Tenerife, một đảo trong quần đảo Canaria của Tây Ban Nha. Được mô tả là thảm kịch hàng không chết chóc nhất lịch sử, 583 người trên 2 chiếc phi cơ đã thiệt mạng trong sự cố.

maxresdefault-2-.jpg

Vụ va chạm xảy ra do hiểu lầm giữa tổ bay của Chuyến bay KLM 1736 với kiểm soát không lưu. Phi công trên chiếc máy bay này nghĩ rằng mình được lệnh cất cánh khi chiếc Boeing 747 của Pan Am vẫn còn trên đường băng. Sương mù dày đặc khiến các phi công không thể nhìn thấy nhau trong ngày hôm đó.

Khi hai chiếc máy bay đâm vào nhau, toàn bộ 248 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên máy bay của KLM đều thiệt mạng. 326 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn trên chiếc Pan Am cũng ra đi mãi mãi. 54 người còn lại và 7 thành viên phi hành đoàn trên chiếc Pan Am may mắn sống sót, bao gồm cả cơ trưởng.

Chuyến bay Airblue 202

Sự cố xảy ra năm 2010 gần thủ đô Islamabad của Pakistan khiến 146 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng. Trong báo cáo tháng 11/2011, cơ quan Hàng không Dân dụng Pakistan cho biết thảm kịch có thể tránh được nếu cơ phó phản đối những lỗi lặp đi lặp lại của cơ trưởng. Viên cơ phó này đã bị cơ trưởng trên chiếc Airbus A321-231 gặp nạn làm nhục suốt chuyến bay.

3a93a44900000578-3954164-image-a-34_1479645810595.jpg

Kết luộn cho thấy giọng điệu khắc nghiệt, hợm hĩnh và ngang ngược của cơ trưởng trong suốt chuyến bay cùng sự phớt lờ cảnh báo thời tiết từ kiểm soát không lưu đã khiến thảm họa xảy ra. Lỗi của cơ phó là không thể ngăn cảnh cơ trưởng phạm sai lầm liên tiếp. Máy bay đâm vào núi, khiến toàn bộ 152 người chết.

Tham khảo: Tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Máy bay lao xuống cao tốc như núi đổ, phi cơ đâm vào núi vì cơ trưởng xỉ nhục cơ phó… và loạt thảm kịch hàng không tồi tệ bắt nguồn từ những sai lầm “ngớ ngẩn” của phi công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO