Mặt hàng quan trọng này đang gặp khủng hoảng từ Á đến Âu, người dân không có để mua, riêng Việt Nam lại đang dư thừa, cung lớn hơn cầu

Như Quỳnh | 20:58 04/03/2023

Nếu năm 2022 là năm của khủng hoảng năng lượng thì bước sang 2023, bão khủng hoảng gọi tên thực phẩm.

Mặt hàng quan trọng này đang gặp khủng hoảng từ Á đến  Âu, người dân không có để mua, riêng Việt Nam lại đang dư thừa, cung lớn hơn cầu
Ảnh minh họa

Trứng là một mặt hàng gây nhức nhối trong thời gian vừa qua. Chỉ cách đây không lâu, giá trứng đã chứng kiến tăng vọt tại Mỹ và trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết thì đến nay, cơn bão đã lan đến các quốc gia châu Á. 

Khoảng 50.000 con gà giống đã được đưa đến Đài Loan trong tuần này như một phần trong nỗ lực của Chính phủ nhằm tăng nguồn cung, Hội đồng Nông nghiệp Đài Loan cho biết. 

Các chuỗi siêu thị như Carrefour và PX Mart đang hạn chế số lượng trứng mà khách hàng có thể mua để tránh tình trạng tích trữ hoặc hoảng loạn trong tâm lí người tiêu dùng. 

Tình trạng thiếu trứng nghiêm trọng ở Đài Loan đã khiến Chính phủ phải nhập khẩu khoảng 50.000 con gà mái giống, trong khi các siêu thị đang phân phối nguồn cung cấp và người tiêu dùng đang phải trả giá cao hơn hoặc cắt giảm nguồn protein.

Tình trạng thiếu trứng đã xuất hiện trên đảo vào tháng trước, với việc Chính phủ cho rằng vấn đề này là do 130.000 con gà bị chết trong trận lũ lụt năm 2018 và những biến động thời tiết gần đây khiến việc đẻ trứng trở nên khó khăn hơn.

tg1.png
Ảnh: SCMP

“Sự thiếu hụt trứng là một vấn đề ở nhiều quốc gia do dịch cúm gia cầm bùng phát,” Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á của Capital Economics ở London cho biết. Ông nhấn mạnh thêm rằng giá trứng tại các quốc gia khác cũng đang tăng mạnh, vì vậy không thể dùng nhập khẩu để giải quyết thiếu hụt trứng. 

Tuy nhiên, 50.000 con gà giống đã đến đảo trong tuần này như một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm tăng nguồn cung trứng, với 250.000 con khác sẽ được nhập khẩu trong năm nay, Hội đồng Nông nghiệp cho biết thêm. 

Thông tấn xã Trung ương của Chính phủ cho biết những giống gà mới sẽ giúp nông dân đẩy nhanh việc loại bỏ dần những con gà mái năng suất thấp.

Ông Brian Hoie, một nhà phân tích có trụ sở tại Đài Bắc và là biên tập viên sáng lập của tạp chí New Bloom cho biết mọi người đang cắt giảm các sản phẩm từ trứng cho đến khi tình trạng thiếu hụt qua đi. Một số khác cố gắng tìm mua để tích trữ nhưng cũng rất khó khăn. 

Ông nói: “Tuy nhiên, việc những quả trứng đó không thể để quá hạn sẽ ngăn chặn người dùng tích trữ và mua một cách điên cuồng”.

Các quốc gia từ Nhật Bản và Hàn Quốc đến Anh và một số vùng của Mỹ cũng đã thiếu trứng trong năm nay hoặc chứng kiến ​​giá tăng vọt, với thủ phạm chính là cúm gia cầm.

Tại Đài Loan, chuỗi siêu thị Carrefour và PX Mart đang hạn chế số lượng trứng mà khách hàng có thể mua mỗi lần. PX Mart nhận các lô hàng hàng ngày và đặt trứng lên kệ cho những người mua sắm vào các thời điểm khác nhau trong ngày. 

Chiu Yuan-chao, 53 tuổi, công dân sống ở Đài Bắc, cho biết một số cửa hàng hoàn toàn không bán trứng.

“Trước đây, luôn có một đống lớn và ngay cả khi hết hàng, chúng cũng sẽ được bổ sung nhanh chóng. Nhưng gần đây, bạn hỏi nhân viên bán hàng và họ nói rằng thậm chí họ không thể kiếm đủ trứng để làm trà,” cô nói. Chiu cũng đang xem các loại đậu, đậu phụ và thịt như những chất thay thế protein.

Aibo Tsai, cư dân Đài Bắc cho biết ông đang phải trả giá cao hơn, mà ông ước tính là cao hơn 70% so với bình thường. Anh ấy ăn tại các nhà hàng cũng phải chi nhiều hơn bình thường từ 50 đến 100%.

Tại Việt Nam, trứng gà cũng là mặt hàng gây tranh cãi trong thời gian vừa qua khi xuất hiện các thông tin về "giải cứu" trứng gà, bán với giá rẻ bất ngờ khi chỉ ở mức 2.000 đồng/quả. Tuy nhiên đại diện Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết đến nay các cơ sở sản xuất của Hiệp hội cũng như các trang trại của nông dân chăn nuôi gà trứng vẫn tiêu thụ ổn. Do đó người tiêu dùng nên cẩn trọng với trứng gia cầm không rõ nguồn gốc. 


(0) Bình luận
Mặt hàng quan trọng này đang gặp khủng hoảng từ Á đến Âu, người dân không có để mua, riêng Việt Nam lại đang dư thừa, cung lớn hơn cầu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO