Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã lần lượt đưa ra nhiều đề xuất đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội nước nhà. Trong đó, Tập đoàn Masan kiến nghị giải pháp để thúc đẩyhơn nữa sự phát triển của xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng của các mặt hàng thực phẩm Việt Nam.
Phát triển xuất khẩu cả về lượng và chất
Năm 2024, mặc dù kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều tháchthức, Việt Nam vẫn khẳng định vị thế là đối tác tin cậy của cộngđồng quốc tế. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầunăm lên tới 265,09 tỷ USD, tăng trưởng 15,8% so với cùng kỳnăm trước. Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thếgiới về cung ứng các sản phẩm gia vị với kim ngạch xuất khẩukhoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm.
Gia vị của Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đi hơn 125 quốcgia, chiếm lĩnh nhiều thị trường quan trọng. Đây là ngành có tỷ lệ 95% hàng hóa xuất khẩu cho nên cần tập trung đầu tư chế biến sâu và xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng.
Theo đó, cha đẻ của marketing hiện đại, Philip Kotler từng nhận định rằng Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành "Bếp ăn của Thế Giới", khi sở hữu một nền ẩm thực được đánh giá đứng thứ 5 trong danh sách 10 quốc gia có ẩm thực hấp dẫn nhất. Điều này chứng minh ẩm thực Việt Nam độc đáo, mang bản sắc riêng.
Để lan tỏa văn hóa ẩm thực, tăng lợi thế cạnh tranh, mang thương hiệu Việt Nam ra nước ngoài, tại hội nghị “Thường trựcChính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước”, ông Nguyễn Thiều Nam – Phó Tổng Giám đốc (PTGD) Tập đoàn Masan kiến nghị Chính phủ xem xét ban hành lộ trình và kế hoạch để thúc đẩy chiến lược vươn ra toàn cầu của ẩm thực Việt Nam, xây dựng hình ảnh thương hiệu ẩm thực quốc gia, tạo nên những đại sứ ẩm thực Việt Nam. Đây cũng là một hình thức “ngoại giao văn hóa” đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam ngang tầm quốc tế và khu vực. Là một doanh nghiệp hàng tiêu dùng, Masan sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ thực hiện chiến lược mang ẩm thực Việt ra thế giới.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cócơ hội tiếp cận tra cứu thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủvà chính xác để mở rộng thị trường, PTGĐ Tập đoàn Masan đề xuất Bộ Ngoại giao và Bộ Công Thương có thêm những đề án xây dựng cổng thông tin cẩm nang và tài liệu về các tiêu chuẩn kỹ thuật xúc tiến Thương mại tại các nước trên thế giới. Động thái này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài, không chỉ ẩm thực, mà còn các loại hàng hóa khác, có thể dễ dàng tham khảo và tiếp cận một cách nhanh chóng.
Quảng bá ẩm thực Việt đến 8 tỷ người tiêu dùng toàn cầu
Quảng bá ẩm thực Việt đến với bạn bè năm châu là một trong những trọng tâm mà Masan đã và đang đưa vào trong chiến lượccủa tập đoàn. Để tiếp cận được 8 tỷ người trên toàn cầu bằng những sản phẩm chất lượng, đậm chất bản sắc Việt, Masan đãxây dựng thành công 5 thương hiệu mạnh, có doanh thu hàng năm 150 - 250 triệu USD gồm Kokomi, Omachi, Chin-Su, Nam Ngư và Wakeup-247. Hành trình “Go Global” của doanh nghiệp cũng đã và đang gặt hái nhiều thành tựu.
Đơn cử, trong đầu năm nay, tương ớt CHIN-SU đã vượt qua hàng trăm thương hiệu tương ớt tên tuổi tại Hàn Quốc để đạt vịtrí top 1 sản phẩm bán chạy trên sàn thương mại điện tử Coupang, cho thấy sự yêu thích của người tiêu dùng xứ Kim Chi dành cho thương hiệu. Trước đó, CHIN-SU cũng ghi danh vào“Top 8 Best Seller” trên Amazon trong ngành hàng tương ớt.
Tháng 7/2024, container xà lách thủy tinh sạch thứ 12 củaMasan đã tiếp tục cập bến tại Hàn Quốc. Sự kiện đã đánh dấu một bước tiến mới của Masan, không chỉ khẳng định vị thế ở thị trường nội địa mà còn góp phần đưa rau củ sạch Việt Nam ghì dấu ấn trên bản đồ rau củ thế giới.
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bán lẻ, Masan luôn sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ để góp phần xây dựng ẩm thực Việt Nam trở thành một thương hiệu toàn cầu. Sự sát sao, hỗ trợ từ Chính phủ sẽ là đòn bẩy cho các doanh nghiệp Việt nói chung và Masan nói riêng“sải cánh” trên những thị trường quốc tế, quảng bá ẩm thực Việt.