Mặc kệ xu hướng Tesla, Nio: Quốc gia châu Á này ‘ghẻ lạnh’ ô tô điện, phát triển phương tiện ‘điện’ theo ý người dân và dự kiến bán 13 triệu xe/năm

Thùy Trang | 12:45 10/01/2023

Không giống Mỹ hay Trung Quốc, ô tô điện tại quốc gia này không được người dân ưa chuộng.

Mặc kệ xu hướng Tesla, Nio: Quốc gia châu Á này ‘ghẻ lạnh’ ô tô điện, phát triển phương tiện ‘điện’ theo ý người dân và dự kiến bán 13 triệu xe/năm

Khi nhắc đến các phương tiện chạy bằng điện, với bối cảnh xu hướng toàn cầu hiện nay, mọi người thường nghĩ đến ô tô điện. Ví dụ những cái tên đình đám như Tesla, Rivian ở Mỹ hay Nio và Xpeng ở Trung Quốc. Doanh số bán ô tô điện của các thương hiệu này đều tăng mạnh trong những năm vừa qua. 

Theo thống kê từ Cơ quan năng lượng quốc tế, 2 triệu ô tô điện đã được bán ra chỉ trong quý I năm 2022. Đây là bước nhảy đáng kể so với một thập kỷ trước - thời kỳ số lượng xe điện bán ra chỉ đạt 120.000 xe.

Nhưng đó là mặt còn lại của thế giới, còn Ấn Độ thì khác. Khi Mỹ và Trung Quốc sản xuất và sử dụng nhiều ô tô điện thì quốc gia châu Á này vẫn lựa chọn trung thành là sản xuất và tiêu dùng các loại xe 2 bánh, bao gồm: xe tay ga, xe moped (xe máy có bàn đạp và một động cơ chạy bằng xăng) và xe mô tô. Đây là các phương tiện chiếm lĩnh thị trường tại quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới hiện nay. 

screenshot-2023-01-10-113753.png
Buổi ra mắt xe máy điện của công ty Ultraviolette Automotive Private Limited. Ảnh: Manjunath Kiran/AFP

James Hong, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Macquarie Group - nhà cung cấp toàn cầu về dịch vụ ngân hàng, tài chính, tư vấn, đầu tư và quản lý quỹ cho biết, nhu cầu xe hai bánh tại Ấn Độ cao hơn xe ô tô và điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Tại quốc gia này, hệ thống đường xá còn xập xệ, kém phát triển; thu nhập cá nhân còn thấp nên người dân lựa chọn các phương tiện hai bánh. Ô tô có giá quá cao so với mức sinh hoạt của họ. 

Arun Agarwal, phó chủ tịch tại Kotak Securities cho biết sự tăng trưởng của phân khúc ô tô điện tại Ấn Độ dự kiến sẽ thấp. Những chiếc xe này chủ yếu do những người có nhu cầu lái xe ra ngoài thành phố và đi trên các tuyến đường dài sở hữu. 

Theo thống kê, xe điện chiếm 2% tổng doanh số bán ô tô cả nước nhưng chính phủ Ấn Độ tham vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng xe điện của người dân và tập trung vào các dòng xe điện hai bánh thay vì bốn bánh. 

Theo dự đoán của Bain & Company công bố vào tháng 12, doanh số bán xe điện 2 bánh của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng lên 40-45% vào năm 2030 và kỳ vọng bán được 13 triệu xe mới mỗi năm. Còn ô tô điện sẽ chỉ tăng 15-20% vào năm 2030, với 1 triệu xe mới bán ra mỗi năm. 

Giảm chi phí để thu hút người dùng

Agarwal cho biết, người dân Ấn Độ từ lâu đã chuộng xe 2 bánh hơn xe 4 bánh. Đất nước này cũng có hơn 10 công ty khởi nghiệp chuyên về phân khúc này. Nắm bắt nhu cầu và tâm lý khách hàng, thay vì ô tô điện, chính phủ Ấn Độ hướng tới các dòng xe điện 2 bánh. 

Trong cuộc phỏng với với đài CNBC, Jinesh Gandhi, nhà phân tích cổ phiếu tại Motilal Oswal Securities nói rằng để “educate” người dân Ấn Độ và thúc đẩy nhu cầu sử dụng xe 2 bánh chạy bằng điện thay vì xe 2 bánh chạy bằng xăng, giá xe điện cần rẻ hơn và có lắp đặt nhiều trạm sạc tại nhiều khu vực.

Gandhi cũng cho biết 90% xe hai bánh chạy bằng xăng tại quốc gia này có giá từ 845 USD đến 1.690 USD (gần 20 triệu đến gần 40 triệu/xe). Nhưng giá khởi điểm của xe hai bánh chạy điện lại có thể lên tới 160.000 rupee (hơn 45 triệu đồng/xe). 

Để giá xe điện giảm, thì giá pin phải giảm đầu tiên, Arun Agarwal nói. Theo công ty Bain & Company, lạm phát tăng cao, chuỗi cung ứng bị giãn đoạn đã khiến giá pin xe điện tăng cao vào năm 2022. Trong khi đó, nếu muốn cạnh tranh với xe chạy bằng xăng, xe điện 2 bánh phải giảm giá từ 20-30%. 

Arun Kumar, giám đốc tài chính của nhà sản xuất xe điện hai bánh Ola Electric cho biết giá xe điện đắt hơn xe xăng vì xe điện có tuổi đời thấp hơn. Nhưng người tiêu dùng có thể tiết kiệm được kha khá tiền mua nguyên liệu và chi phí bảo trì. Số tiền đó có thể bù đắp cho giá mua ban đầu bị chênh lệch. 

Ông cũng cho biết các loại xe điện bao gồm: xe tay ga hai bánh, dòng xe máy sắp ra mắt và xe du lịch bốn bánh của Ola có giá từ 1.000 đến 50.000 USD (23 triệu-1,1 tỷ đồng).

screenshot-2023-01-10-113319.png
Xe của Ola Electric

Sự hỗ trợ từ chính phủ

Agarwal cho biết, chính phủ và các cơ quan địa phương tại Ấn Độ đã và đang đưa ra các biện pháp nhằm khuyến khích người dân nước này chuyển sang sử dụng xe điện.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các chương trình của chính phủ đã cung cấp kinh phí để đẩy mạnh sản xuất xe buýt và taxi công cộng chạy bằng điện cũng như tăng cường các trạm sạc trên khắp quốc gia. Chủ sở hữu xe điện cũng sẽ được miễn thuế đường bộ tại thời điểm mua và được khấu trừ thuế thu nhập.  

Kumar cho biết, bao gồm cả thuế, chủ sở hữu xe hai bánh chạy bằng xăng ở đây thường phải trả 3.000 rupee mỗi tháng (hơn 800 nghìn đồng) cho mỗi chiếc xe. Do đó, nếu sử dụng xe điện, bằng các chính sách ​​của chính phủ cùng với tiền tiết kiệm được từ xăng dầu thì khoản trả góp hàng tháng cho một chiếc xe điện phần lớn sẽ gần như miễn phí. 

Nhược điểm

Khi việc sử dụng xe điện tăng lên, các trạm sạc pin trên khắp đất nước cũng sẽ tăng lên theo, nhưng chưa thể phổ biến như trạm xăng. Vì vậy, nếu bị mắc kẹt trên đường, người sử dụng xe điện sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đưa phương tiện đến trạm sạc gần nhất, điều này mất khá nhiều thời gian cũng như chi phí.

screenshot-2023-01-10-113338.png
Tata Power tuyên bố xây dựng khoảng 2.500 trạm sạc trên 300 địa điểm ở Ấn Độ

Báo cáo của Bain & Co. cho biết trạm sạc pin tại Ấn Độ sẽ cần phải tăng số lượng đáng kể để hỗ trợ các công ty xe điện sắp ra mắt và dự kiến sẽ có sản lượng xe lớn. Liệu xe điện hai bánh có vươn lên thống trị tại Ấn Độ hay không, 7 năm nữa sẽ có câu trả lời. 

Tham khảo: CNBC



Bài liên quan

(0) Bình luận
Mặc kệ xu hướng Tesla, Nio: Quốc gia châu Á này ‘ghẻ lạnh’ ô tô điện, phát triển phương tiện ‘điện’ theo ý người dân và dự kiến bán 13 triệu xe/năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO