Khách “sộp” vừa mua 3.000 xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng để làm gì?

Minh Hằng | 16:07 25/02/2025

Doanh nghiệp này vừa ký kết mua tới 3.000 chiếc xe điện VinFast để mở rộng mô hình cực kỳ ý nghĩa ở 3 thành phố lớn của Việt Nam.

Khách “sộp” vừa mua 3.000 xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng để làm gì?
Ảnh: VIC

Doanh nghiệp này là CTCP Thảo Nguyên Logistic.

Mới đây, ngày 24/2, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (GSM) và CTCP Thảo Nguyên Logistics vừa ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác chiến lược mua 3.000 xe điện VinFast. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng của Thảo Nguyên Logistics trong việc mở rộng mô hình vận tải xanh ở thị trường TP HCM, Bình Dương và Long An.

Cụ thể, Thảo Nguyên Logistic sẽ mở dịch vụ taxi mới mang tên "Thảo Nguyên Xanh" ở 3 thị trường trên. Dịch vụ này sẽ được vận hành bởi Xanh SM, một công ty do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập.

Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, lô xe đầu tiên được đưa vào hoạt động là thuộc dòng VinFast VF 5. Ngoài ra, hãng dự kiến bổ sung mẫu xe 7 chỗ khi Limo Green ra mắt, nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển đa dạng của hành khách.

Việc hợp tác giữa Xanh SM và Thảo Nguyên Xanh góp phần mở rộng mạng lưới taxi điện ở khu vực phía Nam, đồng thời cho thấy xe điện đang ngày càng được người dân ưa chuộng và khẳng định xu hướng chuyển đổi xanh tất yếu của ngành Giao thông vận tải.

xe-dien-thao-nguyen.jpg
Thảo Nguyên Logistic vừa mua 3.000 xe điện VinFast. Ảnh: GSM

Trong năm 2024, VinFast đạt doanh số hơn 87.000 xe trong nước và đặt mục tiêu bứt phá với 200.000 xe vào năm 2025. Hãng xe của tỷ phú Phạm Nhật Vượng liên tục mở rộng danh mục sản phẩm với 6 mẫu xe điện trải dài từ mini-SUV đến E-SUV, chẳng hạn như VF 3, VF 5, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9. Ngoài ra, VinFast còn đẩy mạnh phân khúc xe thương mại với các dòng Minio, Herio, Nerio và Limo Green, để phục vụ đa dạng nhu cầu vận tải.

Ngoài thị trường Việt Nam, VinFast đang mở rộng quy mô ra Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Trung Đông… từ đó khẳng định vị thế trên bản đồ ô tô điện toàn cầu.

Nhiều hãng taxi Việt hợp tác với VinFast

Trên thực tế, trước Thảo Nguyên Logistics, nhiều doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam đã tích cực hợp tác với Xanh SM để điện hóa dàn xe. Tiêu biểu có Lado taxi khi trở thành hãng xe taxi truyền thống đầu tiên tại Việt Nam dùng 100% xe điện.

Việc sử dụng ô tô điện của VinFast cho dịch vụ taxi giúp mang lại hiệu quả kinh doanh tốt vì giúp cắt giảm 32 - 37% chi phí vận hành chính. Đây cũng là lý do Lado tiếp tục đẩy mạnh việc thay thế toàn bộ xe xăng bằng xe điện. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu sẽ đạt 2.500 xe taxi điện vào năm 2026 và hướng đến trở thành một trong những hãng taxi lớn nhất ở Việt Nam.

Trong hơn 2 năm qua, ngoài Lado, GSM đã đồng hành cùng với gần 73 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, từ đó thúc đẩy sự chuyển đổi sang xe điện trên quy mô toàn quốc.

lado.jpg
Lado taxi hợp tác với Xanh SM để chuyển đổi sang dùng xe điện. Ảnh: Xanh SM

Hay Mai Linh, công ty taxi lâu đời nhất Việt Nam, đã hợp tác với Xanh SM, khi đầu tư 3.999 xe điện VinFast vào cuối năm 2025. Ngoài ra, có nhiều hãng taxi truyền thống tại Hà Nội như Thanh Nga, Bắc Á… cũng đã ký hợp đồng thuê mua xe điện từ Xanh SM.

Theo dự báo của Tổ chức nghiên cứu thị trường Mordor Intelligence, đến năm 2027, thị trường xe taxi điện toàn cầu sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt hơn 12% mỗi năm. Đáng chú ý, khu vực châu Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ là nơi có thị trường xe taxi điện năng động nhất trên thế giới.

Tại thị trường taxi Việt Nam, theo báo cáo của Mordor Intelligence, Xanh SM đã vươn lên dẫn đầu thị trường taxi công nghệ tại Việt Nam trong quý IV/2024, với 37,41% thị phần, vượt qua cả Grab (36,62%) và bỏ xa những đối thủ như Be (5,55%), Mai Linh (4,81%) và Vinasun (2,44%).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Khách “sộp” vừa mua 3.000 xe điện VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng để làm gì?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO