K+ là đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động

Lê Sáng | 10:23 12/01/2024

Doanh thu duy trì ổn định ở mức khoảng 1.000 tỷ đồng nhưng K+ là đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động.

K+ là đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động
K+ là đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động dù doanh thu vẫn cán mốc nghìn tỷ đồng mỗi năm. Ảnh minh họa, nguồn: Int

Tại Việt Nam, khán giả yêu thích bóng đá đều không lạ lẫm gì với K+, một dịch vụ truyền hình trả tiền thuộc sở hữu của Công ty Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV) - công ty liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Canal+ của Tập đoàn Vivendi (Pháp).

Những năm qua, dù hoạt động khá tích cực với sự hiện diện mạnh mẽ trên khắp các nền tảng từ truyền hình số vệ sinh đến các ứng dụng kết nối qua internet hay nhượng quyền nội dung cho các bên thứ ba với doanh thu hàng năm ổn định quanh mức 1.000 tỷ đồng nhưng nhưng K+ là đơn vị truyền hình duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động.

k-la-don-vi-truyen-hinh-duy-nhat-chua-co-loi-nhuan-sau-nhieu-nam-hoat-dong-anh-1.jpg
Trong giai đoạn 2020-2022, doanh thu của K+ vẫn nằm trong Top 3 thị trường tại Việt Nam. Nguồn: Vietdata

Cụ thể, dữ liệu cập nhật tại Báo cáo Thị trường Truyền hình cáp Việt Nam 2022 do Vietdata phát hành mới đây cho thấy K+ liên tục có lợi nhuận sau thuế ở mức âm hàng trăm tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2022.

Theo đó, trong giai đoạn 2020-2022, doanh thu của K+ không có nhiều sự thay đổi qua các năm. Năm 2021, doanh thu của K+ có sự tăng nhẹ đạt hơn 1,071 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm 2020 trước khi giảm hơn 4% vào năm 2022.

Về lợi nhuận sau thuế, mặc dù doanh thu có sự duy trì ổn định qua các năm, song lợi nhuận ròng năm 2020 của K+ ở mức âm hơn 265 tỷ đồng và tiếp tục báo lỗ trong 2 năm tiếp theo.

Cụ thể, khoản lỗ vào năm 2021 và 2022 lần lượt là hơn 342 tỷ đồng và hơn 379 tỷ đồng. K+ là đơn vị truyền hình duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động.

k-la-don-vi-truyen-hinh-duy-nhat-chua-co-loi-nhuan-sau-nhieu-nam-hoat-dong-anh-2.png
Nguồn: Vietdata

Về K+, đây là dịch vụ của Công ty TNHH truyền hình số vệ tinh Việt Nam có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0103932332 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 25/5/2009, thay đổi lần thứ 8 ngày 2/06/2022. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hiện là ông Thomas Jayet giữ cương vị Tổng Giám đốc.

Theo giới thiệu, dịch vụ truyền hình của K+ hoạt động dựa trên hệ thống truyền hình vệ tinh (DTH - Direct To Home) và OTT (kết nối qua internet). K+ sử dụng công nghệ kỹ thuật số để truyền tín hiệu hình ảnh và âm thanh, cho phép phát các kênh SD và HD phủ sóng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Để đảm bảo an toàn cho các gói kênh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tất cả các kênh do K+ cung cấp đều được mã hóa bằng công nghệ của hãng Nagravision.

gioi-thieu-ve-truyen-hinh-k-s679-1640422840887142856294.jpg
Cung cấp đa dạng dịch vụ nhưng K+ là đơn vị truyền hình duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động. Nguồn: Int

Ngoài ra, K+ cung cấp ba gói cước linh hoạt để đáp ứng nhu cầu giải trí đa dạng của khán giả bao gồm Access+, Premium+ và HD+. Mới đây, K+ đã cho ra mắt K+ ACTION, kênh truyền hình bản địa đầu tiên tại Việt Nam dành cho thể loại hành động nhằm đem lại cho khán giả những trải nghiệm xem truyền hình đa dạng và chất lượng cao.

Về thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay, theo báo cáo từ Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử, cả nước hiện có 35 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.

Số lượng thuê bao trả phí hàng tháng đạt 13,8 triệu, trong đó có 10 triệu thuê bao truyền hình cáp, 200.000 thuê bao truyền hình mặt đất, 1 triệu thuê bao truyền hình số vệ tinh, 1 triệu thuê bao truyền hình Internet và khoảng 480.000 thuê bao truyền hình di động.

Xét về mặt doanh thu, theo Vietdata, năm 2019, toàn thị trường truyền hình trả tiền tại Việt Nam ước đạt 8,600 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với 9 tháng đầu năm 2022, năm 2023 chỉ cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn, với tổng doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 7,500 tỷ đồng, tăng 1,4%. Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền đã đạt 18,6 triệu trên cả nước, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Kể từ năm 2019 đến thời điểm hiện tại, số lượng doanh nghiệp cung cấp truyền hình truyền thống của Việt Nam được duy trì ổn định, với chỉ có 2 doanh nghiệp dừng hoạt động.


(0) Bình luận
K+ là đơn vị truyền hình trả tiền duy nhất chưa có lợi nhuận sau nhiều năm hoạt động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO