Giao dịch đất nền tại Khánh Hòa "bật tăng" trở lại

Minh Tâm | 10:41 14/04/2023

Về lượng giao dịch bất động sản, trong quý I/2023, Khánh Hòa có tổng cộng 3.878 giao dịch thành công qua công chứng. Trong đó, phân khúc đất nền chiếm chủ yếu với 2.935 giao dịch.

Giao dịch đất nền tại Khánh Hòa "bật tăng" trở lại

Theo thống kê của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, trong quý I/2023, tỉnh không có dự án nhà ở nào đủ điều kiện đưa vào kinh doanh. Trong đó có 3 dự án nhà ở được chấp thuận chủ trương đầu tư, gồm: Khu đô thị Hưng Thịnh tại huyện Cam Lâm với quy mô 78,8 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.900 tỷ đồng;  Nhà ở xã hội Hưng Phú II tại TP Nha Trang quy mô 0,69 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng; Khu Nhà ở xã hội phường Cam Nghĩa (TP Cam Ranh) quy mô gần 88 ha, tổng vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng. Dự án duy nhất được cấp phép trong quý là chung cư CT-02 (Khu đô thị mới VCN – Phước Long, TP Nha Trang), quy mô 162 căn hộ. 

Hiện nay tỉnh Khánh Hòa có 10 dự án nhà ở thương mại đang triển khai, cung ứng ra thị trường 1.564 căn hộ chung cư và 4.067 nhà ở riêng lẻ. Ngoài ra, có 26 dự án du lịch nghỉ dưỡng đang triển khai, cung ứng 12.149 căn hộ du lịch và 2.588 biệt thự du lịch. 

Về lượng giao dịch bất động sản, trong quý I/2023, Khánh Hòa có tổng cộng 3.878 giao dịch thành công qua công chứng. Trong đó, phân khúc đất nền chiếm chủ yếu với 2.935 giao dịch. Kế tiếp là nhà ở riêng lẻ với 875 giao dịch. Chỉ có 68 giao dịch căn hộ chung cư. Tổng giá trị các giao dịch gần 1.613 tỷ đồng. So với quý IV/2022, lượng giao dịch bất động sản tại địa phương trong quý I/2023 tăng khoảng 903 giao dịch. Trong đó, riêng phân khúc đất nền tăng khoảng 200 giao dịch.

Từ năm 2022 đến nay, đất nền vẫn là phân khúc dẫn đầu lượng giao dịch tại Khánh Hòa. Cụ thể, quý I/2022, toàn tỉnh ghi nhận 2.122 giao dịch đất nền. Sang quý II, con số này tăng mạnh với 7.742 giao dịch. Bước sang quý III và quý IV/2022, lượng giao dịch đất nền ghi nhận giảm dần với 5.541 giao dịch và 2.735 giao dịch. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Giao dịch đất nền tại Khánh Hòa "bật tăng" trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO