Giá đồng kỳ hạn giao 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,5% xuống 7.830,50 USD/tấn, kéo dài mức lỗ.
Hợp đồng đồng giao tháng 10 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,4% xuống mức 62.280 CNY (tương đương 8.943,65 USD)/tấn.
Tại Mỹ, giá tiêu dùng đã bất ngờ tăng vọt trong tháng 8 với tốc độ hàng năm là 8,3%, không xa so với mức đỉnh 4 thập kỷ đạt được vào tháng 6.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nóng hơn dự kiến đã thúc đẩy đặt cược rằng Fed chắc chắn sẽ tăng lãi suất vào cuối tháng này, điều này có thể làm chậm nền kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu đối với kim loại.
Bên cạnh đó, USD tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 3/2020, khiến các kim loại định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác và gây áp lực lên các ngân hàng trung ương khác phải tăng lãi suất.
Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, ngân hàng trung ương dự kiến dừng việc nới lỏng tiền tệ bất chấp nền kinh tế suy yếu.
Đồng USD vững chắc gây áp lực đối với hàng hóa được định giá bằng đồng bạc xanh bằng cách khiến chúng trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.
Tồn kho thấp và nguồn cung gián đoạn tại Trung Quốc đã giúp kim loại cơ bản hạn chế thua lỗ.
Tỉnh Vân Nam, tây nam gần đây đã yêu cầu các nhà sản xuất nhôm cắt giảm 10% điện năng tiêu thụ.
Hiện tại, dự trữ nhôm tại kho Thượng Hải đứng ở mức 79.745 tấn, sau khi giảm 22,9% trong ba tuần trước đó từ 103.413 tấn vào ngày 19/8.
Trên sàn giao dịch London giá kim loại khác cũng có sự thay đổi với giá thiếc giảm 1,5% xuống 21.060 USD/tấn, giá nhôm giảm 0,7% xuống 2.296 USD/tấn và giá nikel giảm 1,4% xuống 23.945 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch Thượng Hải giá Nikel giảm 1,6% xuống 189.000 CNY/tấn, giá thiếc giảm 4,6% xuống 173.490 CNY/tấn, giá nhôm giảm 0,9% xuống 18.625 CNY/tấn và giá kẽm giảm 0,2% xuống 24.760 CNY/tấn.
Đối với thị trường nội địa, giá thép hôm nay 15/9 ghi nhận tiếp tục tăng phiên thứ ba liên tiếp từ 31/8, tăng mạnh nhất gần 900.000 đồng/tấn.
Thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.0000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.
Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn.
Như vậy, đây là lần tăng giá thứ 3 liên tiếp của giá thép trong nước kể từ ngày 31/8, với tổng mức tăng khoảng hơn 2 triệu đồng/tấn.
Trước đó, giá thép trong nước đã trải qua 15 lần giảm giá liên tiếp kể từ 11/5 với mức giảm giá cao nhất lên tới gần 6 triệu đồng/tấn.
Hiện giá thép trong nước dao động quanh mốc 15 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.