Đi ngược xu hướng giảm trên toàn cầu, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng giá mạnh trong năm 2024

Linh Anh | 10:36 23/04/2024

Một nghiên cứu của Oxford Economics cho thấy giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người tiêu dùng nhưng riêng một loại ngũ cốc vẫn tiếp tục tăng giá.

Đi ngược xu hướng giảm trên toàn cầu, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng giá mạnh trong năm 2024

“Dự báo cơ bản của chúng tôi là giá thực phẩm toàn cầu sẽ giảm trong năm nay, giúp giảm áp lực lên giá bán lẻ tới người tiêu dùng”, Oxford Economics cho biết. Động lực đằng sau đợt giảm giá này là do “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Những vụ thu hoạch bội thu trong những tháng gần đây với cả 2 loại cây trồng chủ lực này đã khiến giá liên tục giảm. Theo dữ liệu của FactSet, giá lúa mì giao sau đã giảm 10% từ đầu năm tới nay trong khi giá ngô giảm khoảng 6% trong cùng kỳ.

Nông dân trên toàn thế giới đã tăng sản lượng lúa mì và ngô khi xung đột Nga – Ukraine khiến nguồn cung gián đoạn. Theo đó, vụ ngô kết thúc vào tháng 8 năm nay có thể đạt mức sản lượng kỷ lục. Lúa mì cũng sẽ có sản lượng cao dù thấp hơn một chút so với năm trước.

Nhà kinh tế trưởng Kiran Ahmed của Oxford Economics cho biết, bất chấp vấn đề với Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, xuất khẩu nông sản của Ukraine vẫn tăng tốt. Lúa mì của Nga cũng ngập tràn thị trường quốc tế, khiến giá ở mức thấp.

Lúa mì, ngô và gạo chiến hơn một nửa lượng calo toàn cầu. Điều đó đồng nghĩa giá cả của chúng ảnh hưởng rất lớn tới ngân sách thực phẩm của người tiêu dùng trên toàn cầu.

Dù giá lúa mì và ngô giảm mạnh nhưng giá gạo vẫn tăng đều đặn do nguồn cung toàn cầu bị cản trở bởi các hạn chế xuất khẩu mà Ấn Độ - quốc gia chiếm 40% sản lượng gạo toàn cầu, áp đặt.

Sản lượng kém trong vụ thu hoạch năm ngoái ở Ấn Độ cũng đẩy giá cao hơn. Trái ngược với sự sụt giảm của giá lúa mì và ngô, giá gạo thô giao sau đã tăng 8% kể từ đầu năm tới nay.

Gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Luỹ kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo đạt trên 2,18 triệu tấn, mang về 1,43 tỷ USD. Việt Nam là một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất, cung cấp 15% nhu cầu toàn cầu.

Theo Ngân hàng Thế giới, giá lương thực toàn cầu đã giảm 9% trong năm 2023. Các chuyên gia của Oxford Economics dự đoán giá sẽ giảm thêm 5,6% nữa trong năm nay trước khi tăng lên vào năm sau.

Báo cáo nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng giá hiện nay đã gần chạm mức sàn vào sẽ bắt đầu tăng dần cho tới nửa cuối năm 2024”. Theo ông Ahmed, khách hàng ở châu Phi và châu Á đã ngừng mua lúa mì với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục giảm. Khi họ quay trở lại thị trường, nhu cầu này có thể khiến giá nhích lên.

Tuy nhiên, thiên tai có thể tạo ra những tác động bất thường tới giá lương thực, thực phẩm. Thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh ở Tây Phi đã gây tác động nghiêm trọng tới sản lượng ca cao, khiến giá tăng kỷ lục. Thời tiết cực đoan có thể khiến sản lượng ở các vùng khách chịu ảnh hưởng.

“Mặc dù kịch bản mà chúng tôi đưa ra là giá thực phẩm vẫn sẽ ở mức thấp trong năm nay nhưng có những rủi ro có thể khiến giá tăng mạnh hơn dự đoán. Điều này có thể khiến lạm phát giá thực phẩm cao hơn so với suy đoán của chúng tôi, duy trì áp lực lên người tiêu dùng”, báo cáo viết.

Tham khảo: CNBC


(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Sau tuần giá vàng giảm mạnh, giới phân tích và đầu tư bỗng 'chia rẽ' quan điểm
Thị trường vàng đã trải qua một tuần rớt thê thảm khi mất hơn 2%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023. Mặc dù vậy, nhìn lướt qua biểu đồ giá hàng tuần cho thấy hầu hết mức giảm rơi vào gần cuối tuần, khi các nhà giao dịch bán kiếm lời sau khi giá tăng vào đầu tuần, và tăng trở lại vào thứ Sáu, sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Đi ngược xu hướng giảm trên toàn cầu, một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng giá mạnh trong năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO