Công ty vô danh đang âm thầm xâm chiếm thế giới thời trang: Giá đắt hơn Uniqlo, Zara vẫn hút khách, là startup những đã có lãi nhiều năm, định giá 2,2 tỷ USD

Phương Linh | 15:45 15/01/2023

Musinsa được định giá 2,2 tỷ USD theo công ty nghiên cứu CB Insights.

Công ty vô danh đang âm thầm xâm chiếm thế giới thời trang: Giá đắt hơn Uniqlo, Zara vẫn hút khách, là startup những đã có lãi nhiều năm, định giá 2,2 tỷ USD

Tờ Nikkei đưa tin, nền tảng bán đồ thời trang Hàn Quốc có tên Musinsa đang sử dụng Nhật Bản như là bước đệm cho việc mở rộng ra toàn cầu, tiếp tục sự phát triển mạnh mẽ từ gốc dễ là một website chia sẻ hình ảnh trong thời kỳ bong bóng dot-com.

“Các thương hiệu châu Á đang có một sự tiếp cận toàn cầu”, Han Mun-il – CEO 34 tuổi của Musinsa nói trong một bài phỏng vấn với Nikkei. Kể từ khi thành lập như một doanh nghiệp thời trang đặt hàng qua mail vào năm 2009, Musinsa hiện đang hoạt động tại 14 thị trường gồm cả các quốc gia Đông Nam Á, Mỹ và Úc.

Musinsa hiện là một startup kỳ lân, họ báo cáo đạt lợi nhuận trong nhiều năm liên tục. Công ty này vào năm 2021 đã chứng kiến doanh thu tăng 41% lên 466,7 tỷ won (tương đương 366 triệu USD) với lợi nhuận hoạt động tăng 19% lên 54,2 tỷ won.

Musinsa đã mở chi nhánh ở nước ngoài đầu tiên tại Nhật Bản vào năm 2021 và ra mắt ứng dụng mua sắm tiếng Nhật vào tháng 9/2022. Khoảng 300 bài báo về thương hiệu quần áo Hàn Quốc đã có mặt trên cửa hàng kỹ thuật số của Musinsa tính tới cuối năm nay.

Mặc dù mức giá của Musinsa cao hơn so với biểu giá phổ biến ở Uniqlo hay Zara nhưng các dòng sản phẩm của họ vẫn ở trong ngưỡng ngân sách của những người trẻ tuổi Nhật Bản trong độ tuổi 20 vốn bị thu hút bởi trào lưu K-fashion.

“Chúng tôi sẽ phát triển trung tâm phân phối tại Nhật Bản vào năm nay hoặc cùng lắm là 2024”.

Sự mở rộng tại Nhật Bản liên quan tới cả vấn đề vị trí vật lý và hoạt động kỹ thuật số. Musinsa đã mở cửa hàng pop-up ở đây 7 lần vào năm ngoái gồm cả 1 cửa hàng ở trung tâm mua sắm Shibuya Hikarie, trung tâm Tokyo.

Nhiều cửa hàng pop-up nữa đang được lên kế hoạch mở vào năm 2023. Han nói Musinsa cũng đang cân nhắc mở một cửa hàng cố định tại Nhật Bản.

“So với Hàn Quốc, một cửa hàng vật lý nắm vai trò quan trọng hơn tại Nhật Bản”, Han nói.

Quay trở lại những ngày đầu của Musinsa vào năm 2001 khi nhà sáng lập Cho Man-ho ra mắt cộng đồng internet cho người dùng chia sẻ những bức ảnh về những đôi giày. Cái tên Musinsa là tên viết tắt của một cụm từ tiếng Hàn có nghĩa là “những bức ảnh giày vô tận”.

Sau khi chuyển sang thương mại điện tử, Musinsa chính thức được thành lập năm 2012. Tuy nhiên, công ty tự khác biệt hoá bản thân so với những startup bán thời trang khác bằng việc tiếp cận trực tuyến.

Nền tảng của Musinsa bao gồm những công cụ cho phép kết nối các nhà thiết kế với người tiêu dùng, những nhà thiết kế đăng ảnh và video về những mẫu thiết kế và mô tả cách mặc chúng. Giống như 1 mạng xã hội, người dùng cùng thích thương hiệu nào là có thể tương tác với nhau.

Musinsa cũng dành nguồn lực để bồi dưỡng các nhà thiết kế. Công ty đã mở các studio thiết kế tại Seoul và cũng kết nối với các nhà thiết kế với nhà sản xuất may.

Nhờ cách sắp xếp như vậy, Musinsa có thể cung cấp những thương hiệu vốn không xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử khác, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh cho startup.

Han đã dành cả tháng 12 tại Nhật Bản, tham gia vào cuộc săn lùng đối tác tiềm năng.

“Nhật Bản có hàng loạt thương hiệu nổi bật và thông qua nền tảng chúng tôi sẽ có thể tạo ra một cơ chế bán chúng trên khắp thế giới”, Han nói.

Riêng tại Hàn Quốc, Musinsa là cổ đông trong hơn 100 thương hiệu startup.

“Chúng tôi mong muốn tạo ra chu kỳ tại Nhật Bản như chúng tôi có tại Hàn Quốc”, Han nói.

Han tin rằng K-fashion sẽ trải nghiệm sự bùng nổ giống với những làn sóng văn hoá khác của Hàn Quốc.

“Những sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc đã chiếm được một thị phần nhất định trên toàn thế giới nhờ sự nổi lên của K-pop và K-drama”, Han nói. Mặc dù là người tham gia khá muộn trong cuộc chơi nhưng K-fashion “đang cho thấy có thể chiếm lĩnh thế giới”.

Musinsa được định giá 2,2 tỷ USD theo công ty nghiên cứu CB Insights, biến đây trở thành kỳ lân giá trị thứ 6 tại Hàn Quốc. Quốc gia này hiện là nhà của 15 kỳ lân – những startup chưa niêm yết định giá ít nhất 1 tỷ USD.

Musinsa lên kế hoạch kiếm được 5 tỷ yên (38,3 triệu USD) tại Nhật Bản trong năm nay tính theo tổng giá trị hàng hoá. Mục tiêu cho các thị trường bên ngoài Nhật Bản là 5 tỷ yên. Trong khi đó, công ty hy vọng sẽ đẩy tổng giá trị hàng hoá nội địa 30%, lên 4 tỷ USD.

“Mục tiêu của chúng tôi là có doanh số ở nước ngoài vượt doanh số tại Hàn Quốc trong vòng 5 năm”. Công ty lên kế hoạch thực hiện điều đó bằng cách hỗ trợ các nhà thiết kế trên toàn thế giới và quảng bá sự mở rộng ra toàn cầu của các thương hiệu.

Han nói anh muốn trở thành doanh nhân khi vẫn là sinh viên tại Viện khoa học và công nghệ Hàn Quốc. “Tôi muốn làm công việc có thể tạo ra ảnh hưởng trong thế giới tôi sống”.

Sau khi tốt nghiệp, Han đã có thời gian ngắn làm ở LG sau đó sang thành lập nền tảng crowfunding Funda vào năm 2015. Anh gia nhập Musinsa vào năm 2018 và trở thành CEO vào năm 2021.

Han nói có một lực lượng người lao động trẻ đang hướng mục tiêu nghề nghiệp vượt ra ngoài những tập đoàn lớn như Samsung Electronics và Hyundai.

“Tôi cảm thấy 10% người Hàn Quốc dưới 40 tuổi, giống tôi, không sợ chấp nhận thử thách. Những doanh nhân trẻ như chúng tôi nên thử thách bản thân ở nước ngoài”, anh nói.

Musinsa đã nhận vốn từ những nhà đầu tư lớn như quỹ Sequoia Capital. Startup này đang chuẩn bị kế hoạch IPO trong vòng vài năm tới. “Chúng tôi sẽ xem xét chặt chẽ các mô hình thị trường vào cuối năm 2024 và đưa ra quyết định”.

Nguồn: Nikkei

Bài liên quan

(0) Bình luận
Công ty vô danh đang âm thầm xâm chiếm thế giới thời trang: Giá đắt hơn Uniqlo, Zara vẫn hút khách, là startup những đã có lãi nhiều năm, định giá 2,2 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO