Kết nối hạ tầng liên vùng là mục tiêu trọng tâm
Tại hội thảo “Thúc đẩy kết nối Long Thành - TP.HCM” do báo Tuổi trẻ tổ chức mới đây, các chuyên gia khẳng định, sân bay Long Thành trở thành trung tâm trung chuyển hàng không và là động lực phát triển kinh tế, lan tỏa giá trị ra toàn vùng.
Tuy nhiên, hiện kết nối Long Thành - TP.HCM vẫn hạn chế, chủ yếu dựa vào cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, quốc lộ 51 và quốc lộ 1. Các dự án vành đai 2, 3, 4, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Biên Hòa - Vũng Tàu đang trong quá trình đầu tư, nhưng tiến độ triển khai sẽ quyết định thành bại của bài toán kết nối.
Theo các chuyên gia, nếu hạ tầng chậm trễ, manh mún, sân bay Long Thành sẽ khó trở thành động lực phát triển vùng mà chỉ dừng lại ở vai trò một sân bay vận chuyển đơn thuần. Đặc biệt, nếu muốn cạnh tranh với các nước trong khu vực, sân bay Long Thành phải phát triển hạ tầng đồng bộ đường cao tốc, vành đai, metro, đường sắt, đường thủy kết nối TP.HCM, Biên Hòa, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, để người dân thuận tiện di chuyển đến sân bay. Đồng thời phát triển các đô thị vệ tinh hiện đại, giảm áp lực dân số cho TP.HCM, thúc đẩy logistics, công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
TS Phạm Văn Đại - Trường Chính sách công và quản lý Fulbright cho hay, sân nay Long Thành có lợi thế thuận thiên nhưng không được chủ quan. Theo đó, để phát triển nơi đây đòi hỏi một chiến lược quy hoạch bài bản, đặc biệt chú trọng tính kết nối hạ tầng để khai thác tối đa giá trị nội tại.

Phát triển tổng lực đường sắt, đường bộ và đường thủy để người dân thuận tiện tới sân bay Long Thành
Còn ông Huỳnh Tấn Lộc - Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, với vị trí chiến lược liền kề TP.HCM, Đồng Nai không chỉ là một cực tăng trưởng năng động mà còn là đầu mối kết nối các hành lang kinh tế quốc tế. Tỉnh xác định hai trụ cột phát triển chính là hạ tầng giao thông hiện đại và chuyển đổi số.
Theo ông Lộc, Đồng Nai đang tập trung đầu tư các công trình trọng điểm như đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành và các tuyến vành đai 3, 4. Đây là các trục động lực quan trọng để kết nối Long Thành trực tiếp với TP.HCM, tạo tiền đề phát triển bền vững cho cả vùng Đông Nam Bộ.
Ngoài hạ tầng đường bộ, tỉnh cũng chú trọng phát triển giao thông công cộng hiện đại như metro và đường sắt kết nối Long Thành - TP.HCM - Biên Hòa - Thủ Đức theo mô hình TOD (Transit-Oriented Development), giảm xe cá nhân và hình thành hành lang đô thị liên tục.
Đồng Nai cũng xây dựng hệ thống logistics chiến lược với các cảng cạn ICD, trung tâm logistics thông minh phục vụ trực tiếp cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tạo hệ thống vận tải đa phương thức phục vụ thương mại, đầu tư và du lịch. Đặc biệt, tỉnh đang định hướng phát triển thành phố sân bay Long Thành thành cực tăng trưởng mới với vùng lõi là khu đô thị thương mại tự do hơn 8.000ha.
"Chúng tôi không chỉ muốn Long Thành là một sân bay hiện đại mà là một đô thị sân bay thế hệ mới sinh thái, thông minh, toàn cầu hình thành cặp đô thị song sinh Long Thành - TP.HCM, hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau, tối ưu hóa lợi thế của cả hai, tạo sức bật phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam", ông Lộc nói.
Đô thị sân bay tích hợp – xu hướng tất yếu
Chia sẻ tại hội thảo, PGS.TS Trần Quang Phú - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho rằng, mô hình “đô thị sân bay tích hợp” (Aerotropolis) là xu thế tất yếu trên thế giới. Đây không chỉ là xây dựng một sân bay hiện đại mà là quy hoạch đồng bộ các khu đô thị, công nghiệp, logistics, thương mại và dịch vụ xung quanh, kết nối bằng mạng lưới hạ tầng đa phương thức như đường cao tốc, metro, đường sắt, xe buýt tốc hành.
Hiện nay sân bay Long Thành nằm gần các đô thị công nghiệp vệ tinh như Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Biên Hòa, cùng các đô thị ven biển như Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ - thuận lợi để hình thành vành đai đô thị, công nghiệp, logistics hiện đại.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Nhơn Trạch (Đồng Nai) hưởng lợi lớn từ đô thị hóa, phát triển nhà ở cho nhân sự sân bay, lao động, và dịch vụ lưu trú
Theo các chuyên gia, khi được định vị là “đô thị sân bay”, sân bay Long Thành cần tính toán đến nhu cầu trung chuyển quốc tế, thu hút du khách toàn cầu, giống như mô hình của Singapore. Hiện, Đồng Nai đang phát triển khu vực phụ trợ quanh sân bay Long Thành, kết nối Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Trảng Bom và Biên Hòa. Theo đó, các dự án bất động sản cận kề sân bay được hưởng lợi trực tiếp.
Chẳng hạn, dự án căn hộ FIATO Airport City tọa lạc tại trung tâm Nhơn Trạch, mặt tiền Tôn Đức Thắng (25B), kết nối thẳng đến sân bay Long Thành chỉ 10 phút. Đặc biệt, với hai nhà ga metro ngay hai đầu dự án, thời gian di chuyển đến sân bay rút còn 5 phút và đến trung tâm TP.HCM chỉ 25 phút, mang lại sự tiện lợi tối đa cho cư dân và nhà đầu tư. Block Galaxy của dự án bàn giao vào quý 4/2026 – thời điểm trùng khớp với sân bay Long Thành đi vào vận hành càng gia tăng giá trị cho dự án.
TS Phạm Văn Đại - Trường Chính sách công và quản lý Fulbright nhấn mạnh, xu hướng đô thị hóa đang dịch chuyển về phía Đông. Sân bay Long Thành hoàn toàn có thể trở thành một "thành phố phía Đông mới" của TP.HCM nếu được quy hoạch và kết nối đúng hướng. Từ đó sẽ gia tăng giá trị rất lớn cho kinh tế - xã hội và thị trường bất động sản.
Ông dẫn số liệu Tổng cục Thống kê dự báo dân số đô thị vùng Đông Nam Bộ sẽ tăng từ 18,3 triệu năm 2025 lên 23,6 triệu năm 2045, tỉ lệ đô thị hóa từ 67% lên khoảng 80%, mở rộng thêm 6-7 triệu người trong 20 năm tới. Đây là tiềm năng lớn cho sân bay Long Thành nếu tận dụng tốt quá trình đô thị hóa và phát triển hạ tầng kết nối.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng nhận định, Nhơn Trạch (Đồng Nai) hưởng lợi lớn từ đô thị hóa, phát triển nhà ở cho nhân sự sân bay, lao động, và dịch vụ lưu trú. Kết nối giao thông và logistics hiệu quả sẽ biến Nhơn Trạch thành thành phố vệ tinh bền vững của TP.HCM.
Hiện dự án sân bay Long Thành đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo không để chậm tiến độ, với mục tiêu đưa vào khai thác năm 2026. Vì thế một trong những ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện hạ tầng phục vụ sân bay, cũng như các tuyến cao tốc kết nối sân bay với các khu vực phụ trợ.