Thị trường chứng khoán có tuần giao dịch tích cực trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi VN-Index liên tục có những phiên tăng điểm tốt và lấy lại những cột mốc quan trọng.
Theo đó, chỉ số chính đã có 4/4 phiên giao dịch trong tuần tăng điểm tốt, trong đó phiên thứ ba (ngày 17/1), chỉ số VN-Index bứt phá gần 22 điểm, với thanh khoản gần 12 nghìn tỷ đồng.
Hai phiên cuối tuần, chỉ số chính giữ được đà tăng mạnh, đến phiên cuối tuần (19/1) chính thức vượt mốc 1.100 điểm với phiên thứ 2 liên tiếp tăng gần 10 điểm. Tính cho cả tuần, chỉ với 4 phiên gia dịch, chỉ số này đã tăng mạnh 47 điểm, lên mức 1.108 điểm.
Sàn HNX- Index có 3 phiên tăng điểm, tổng cả tuần tăng được 8,61 điểm vượt lên miwcs 219,87 điểm.
Về thanh khoản, khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE đạt hơn 533 triệu cổ phiếu/phiên, tăn 22,4% so với tuần trước. Sàn HNX đạt trung bình gần 62 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 20,68%.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 2,396 tỷ đồng trên cả hai sàn. Khối ngoại mua ròng gần 2,327 tỷ đồng trên sàn HoSE và mua ròng gần 69 tỷ đồng trên sàn HNX.
Trong tuần qua, nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu thị trường gồm: VCB +9,67%, BID +10,86%, CTG +7,61%; tiếp đó là các mã như MSN +9,32%, VIC +4,36% hay HPG +5,49%,… tác động tích cực nhất đến VN-Index. Chỉ riêng VCB tích cực nhất đóng góp gần 9 điểm tăng cho chỉ số này.
Bên cạnh các ông lớn nhóm ngân hàng trên, các cổ phiếu khác trong nhóm dẫn dắt thị trường tuần qua, cũng tăng điểm hết sức ấn tượng còn có TPB tăng 7,14%, STB tăng 5,93%, HDB tăng 5,11%,…
Cổ phiếu tăng tiêu biểu trong tuần qua có DPG (Đạt Phương) và VND (Chứng khoán VNDirect): Cụ thể, DPG tăng 17,22%; VND tăng 12.42%, các cổ phiếu này có tuần giao dịch tích cực khi liên tiếp tăng tốt, khối lượng giao dịch cũng có sự hồi phục trở lại. Giá cổ phiếu đang tiến lên lại đỉnh cũ tháng 12/2022.
Ngược lại, cổ phiếu giảm giá mạnh trong tuần qua là TEG (Bất động sản Trường Thành) giảm 6,88%.
Trong tuần qua, ngành dệt may là một trong những ngành giao dịch sôi động nhất thị trường. Các cổ phiếu như STK, TCM, GIL hay MSH đều hiện sắc xanh tích cực. Tuy gặp nhiều khó khăn, đơn hàng quý 04/2022 sụt giảm sâu, nhưng hai ngành dệt may và da giày vẫn mang về kim ngạch xuất khẩu đạt 71 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay. Trong dài hạn dệt may, da giày vẫn là ngành xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế.
Theo Chiến lược Phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 vừa được Chính phủ phê duyệt. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 6.8%-7.0%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 2 ngành năm 2025 đạt 77-80 tỷ USD, năm 2030 đạt 106-108 tỷ USD.