Chứng khoán ngày 12/7: Thanh khoản suy giảm, VN-Index “thoát hiểm” cuối phiên

Thu Thủy | 16:21 12/07/2023

Dòng tiền sụt giảm đáng kể, khiến chỉ số thị trường liên tục biến động trong thế giằng co, nhờ lực kéo từ nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn giúp VN-Index “thoát hiểm” vào cuối phiên.

Chứng khoán ngày 12/7: Thanh khoản suy giảm, VN-Index “thoát hiểm” cuối phiên
Thị trường ngược dòng thành công vào cuối giờ, nhờ vào lực cầu tại một số cổ phiếu lớn, VN-Index đang bước “chậm rãi” lên mốc 1.160 điểm.

Tương tự như các phiên trước, mở cửa phiên sáng nay các chỉ số chính trên thị trường đồng loạt tăng điểm. Trong đó, VN-Index tăng ngay hơn 3 điểm, tuy nhiên bất lợi là thanh khoản đã giảm đáng kể. Tiền vào yếu nên đà tăng không bứt phá mà suy yếu dần.

Đỉnh điểm là sau 10h trở đi thị trường suy yếu dần, dù trước đó VN-Index vẫn khá tích cực kéo chỉ số đạt mốc cao nhất 1.157 điểm. Bên bán thoát hàng mạnh hơn, ngược lại lực cầu quá yếu khiến giá nhanh chóng tụt xuống, đồng thời thanh khoản đi lên nhưng cũng đồng nghĩa giá đi xuống. Tạm kết phiên sáng, VN-Index giảm dưới tham chiếu 0,02 điểm.

Đầu phiên chiều, VN-Index còn “nhúng” sâu xuống 1.149 điểm, đà hồi phục sau đó dần trở lại. Đặc điểm, từ 13h30p chỉ số đi lên khỏi tham chiếu. Nhưng dù lực bán không còn mạnh, song bên mua cũng không hào hứng cùng áp lực từ khối ngoại xả hàng, VN-Index liên tục giằng co kịp “thoát hiểm” thành công cuối giờ.

Đóng cửa, VN-Index có thêm 2,43 điểm (+0,21%) đạt 1.154,20 điểm. Riêng HNX-Index đóng cửa cách dưới tham chiếu 0,34 điểm (-0,15%) xuống 228,88 điểm. UPCOM-Index đứng ngay tham chiếu +0,09 điểm (+0,10%) dừng tại 85,91 điểm.

Khối VN30, khá tiêu cực không kịp thoát phiên trên tham chiếu với 15 mã giá đi ngang với 14 mã tăng giá và 1 mã tham chiếu. Trong đó, VHM cùng VCB dẫn đầu đóng góp cho chỉ số chính mỗi mã lần lượt 1,3 và 1,2 điểm, trong khi đó HPG, VPB cùng CTG tiêu cực lấy đi 1,5 điểm của VN-Index.

screenshot-1246-.png

Tâm lý xả mạnh vào cuối phiên của các nhà đầu tư tiếp diễn, khiến thị trường “xanh vỏ, đỏ lòng”.

Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng nghiêng hẳn về sắc đỏ, với 15 mã giảm giá tuy nhiên đa phần giảm dưới 1%. Một số mã giảm mạnh hơn có thể kể đến VPB -1,26% giá trị, LPB -3,09%. Ngược lại, chỉ có hiếm hoi 3 mã tăng giá là VCB +0,97%, BID +0,32% và SHB +1,1%.

Trong khi đó, nhóm bất động sản lại rất tích cực dẫn đầu thị trường, dù trong nhóm số lượng mã giảm giá có phần áp đảo hơn. Nhờ hàng loạt đại gia trong ngành tăng điểm khá mạnh như bộ 3 họ Vin là VHM +2,23%, VIC +1,18%, VRE +2,93% hay PDR +3,8%, HHV +2,58%, HDC +1,04%, DPG +1,15%, NTL +1,77%. , Ngược chiều, mức độ giảm giá của các cổ phiếu nhìn chung khá nhẹ như: BCM -0,37%, NVL -0,68%, DIG -0,24%, VPI -0,38%, DXG -0,33%,...

Cổ phiếu chứng khoán phân hóa, trong đó, các mã vốn hóa lớn diễn biến kém khả quan khi SSI -0,36%, VND -1,68%, HCM -1,32%, VIX -1,3%, BSI -1,41%,... Trong khi, các mã vốn hóa nhỏ hơn như TVS +2,62%, CTS +2% hay AGR +1,34%,…

Tương tự ở nhóm sản xuất, các mã vốn hóa trên trung bình nghiêng nhiều về sắc xanh, trong đó, VNM +0,96%, MSN +0,38%, SAB +0,67%, GVR +0,47%, DGC +1,65%, DCM +1,81%, DPM +1,23%, SBT tăng kịch trần. Trái lại, các mã vốn hóa dưới trung bình nghiêng nhiều về sắc đỏ.

Cổ phiếu năng lượng phân hóa mạnh khi GAS -0,72%, POW đứng giá tham chiếu, PLX +0,61% còn PGV tăng kịch trần. Cổ phiếu bán lẻ cũng phân hóa với MWG +0,72% giá trị trong khi PNJ -0,94% và FRT -1,04%.

screenshot-1245-.png

Thị trường tiếp tục trạng thái giằng co, xả mạnh vào cuối phiên.

Toàn sàn HoSE có 191 mã tăng giá, 64 mã đứng giá tham chiếu và 233 mã giảm giá. Thanh khoản cũng suy giảm đáng kể khi chỉ còn đạt hơn 16,6 nghìn tỷ đồng, ứng với 788 triệu đơn vị cổ phiếu sang tay trong phiên.

Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuỗi “rút ròng” với tổng giá trị hơn 460 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 441 tỷ đồng. Tâm điểm, STB bị bán mạnh nhất toàn sàn với giá trị 164 tỷ đồng; DGC -94 tỷ đồng, ngoài ra VRE, VNM và VPB cũng bị bán ròng hơn 50 tỷ đồng mỗi mã.

Chiều ngược lại, cổ phiếu SSI được mua ròng mạnh nhất khoảng 82 tỷ đồng. Tiếp theo là KBC +50 tỷ đồng và GEX +40 tỷ đồng; hay DGW và VHM cũng được khối ngoại mua ròng trên 30 tỷ đồng,…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán ngày 12/7: Thanh khoản suy giảm, VN-Index “thoát hiểm” cuối phiên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO