Trong cuốn sách Inside Apple được xuất bản bởi tác giả Adam Lashinsky mô tả cuộc sống bên trong Apple dưới con mắt của các cựu nhân viên.
"Apple không nói về apple. Apple nói về sản phẩm Apple. Nó giống như một văn phòng không cửa sổ với một CEO có nắm đấm theo. Nhân viên không đưa ra các câu hỏi và họ để lại cái tôi nơi cửa ra vào. Chỉ duy nhất một người được phép thể hiện cái tôi nơi công cộng, đó là Steve Jobs (cựu CEO của Apple)", Lashinsky nhận xét trên Telegraph.
Mỗi nhân viên Apple là một mắt xích trong chuỗi zíc zắc và chỉ một người biết cách xâu chuỗi lại với nhau là CEO.
Những căn phòng không cửa sổ, bị khoá trái là nơi các sản phẩm mới như iPhone và iPad được thảo luận. Ngay cả lãnh đạo cấp cao cỡ Phó chủ tịch cũng chỉ được mời vào phòng để trình bày về phần họ phụ trách trong thiết kế chung rồi được yêu cầu rời khỏi phòng. Ít ai hình dung toàn bộ sản phẩm trông như thế nào. Thông tin được giữ kín giữa khoảng 100 người được CEO tự tay lựa chọn. Đến ngày công bố sản phẩm, nhân viên Apple ngồi theo dõi trên TV và có thể chính họ cũng ngạc nhiên như bao người khác dù họ góp phần làm ra nó.
Trách nhiệm giữ bí mật ăn sâu trong mỗi nhân viên. Bất cứ ai bị phát hiện đã tiết lộ một phần sản phẩm, dù là vô tình hay cố ý cũng bị sa thải. "Không chỉ bị đuổi việc, họ còn có nguy cơ gánh hình phạt cao nhất mà các luật sư của Apple có thể đề nghị. Điều đó khiến tôi cảm thấy ngột ngạt. Tôi phải thận trọng trong mọi thứ mình làm. Đôi khi tôi gặp ác mộng. Tuy nhiên, điều đó tạo nên lòng trung thành giữa các nhân viên trong việc bảo vệ sản phẩm", một cựu nhân viên giấu tên chia sẻ với Lashinsky.
Đây chỉ là một trong vô số những quy định được Apple đặt ra để bảo đảm tính bí mật về sản phẩm của mình trước khi được ra mắt. Trước đó trang Business Insider đã liệt kê 7 biện pháp "cực đoan" trong cách bảo mật của Apple:
1. Apple từng yêu yêu cầu vợ nhân viên "quên đi mọi thứ"
Trên Quora, một người phụ nữ tên Kim Scheinberg đã đề cập đến văn hoá bí mật của Apple. Theo đó cô ấy cho rằng Apple đã yêu cầu cô "tẩy não", bằng cách quên đi mọi thứ cô biết về sự tham gia của chồng trong quá trình sản xuất Macbook. Thậm chí Apple còn yêu cầu gia đình cô phải tái cấu trúc lại căn nhà nhằm đáp ứng tiêu chuẩn bảo mật của công ty.
2. Yêu cầu các nhà phát triển sản phẩm mới phải cố định thiết bị làm việc trên bàn
Năm 2011, một nhà phát triển iPad đã nói với giới truyền thông: Apple sẽ cung cấp cho bạn một căn phòng nhưng không có cửa sổ trong đó. Hơn nữa họ cũng thay đổi chìa khoá của căn phòng đó liên tục". Tổng cộng có khoảng 4 nhà phát triển có thể đi vào căn phòng này. Apple yêu cầu bạn cần đăng ký tên và số thẻ định danh của những cá nhân được phép vào đây.
Ngoài ra Apple đã khoan lỗ trên bàn để cố định chiếc iPad và chắc chắn nó không thể được mang ra bên ngoài. Apple còn tạo ra một khung đặc biệt để khóa iPad từ bên trong nên những nhà phát triển không thể biết ngoại hình của chiếc máy mình sử dụng trong như thế nào. Nếu bất kỳ hình ảnh nào bị rò rỉ, công ty sẽ ngay lập tức tìm hiểu được các công tin liên quan.
Các nhà phát triển cũng không được phép tiết lộ bất kỳ thông tin nào về dự án mới đang thực hiện, kể cả vợ và cấp trên.
3. Apple dùng mọi cách để tăng cường an ninh với nhà máy Foxconn
Reuters đã mô tả nhà máy Foxconn của Apple là "thành trì công nghiệp" vào năm 2010. Nhân viên cần quẹt thẻ và dấu vân tay để xác định danh tính trước khi được vào bên trong.
Một nhân viên từng nói với giới truyền thống: "Họ dùng máy dò kim loại để khám xét chúng tôi. Nếu bất kỳ vật dụng kim loại nào trong người được mang ra. Công ty lập tức sẽ gọi cảnh sát".
4. Apple sử dụng nhiều nhà máy sản xuất để ngăn rò rỉ thông tin sản phẩm
Để đảm bảo rằng thông tin sản phẩm của Apple không bị rò rỉ ra bên ngoài, Apple sử dụng nhiều nhà máy sản phẩm để cung cấp các bộ phận khác nhau cho cùng một sản phẩm. Ngoài ra Apple cũng chỉ định các sản phẩm khác nhau cho các nhà sản xuất. Thế nên nếu xảy ra rò rỉ, Apple sẽ biết được nhà sản xuất nào phải chịu trách nhiệm.
5. Mỗi nhóm phát triển của Apple đều độc lập
Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông, nhóm phát triển của Apple phải đảm bảo rằng mọi người trong phòng đều là "người trong cuộc" khi thảo luận về một vấn đề. Trước khi được tham gia cuộc thảo luận này mọi người phải ký vào một thỏa thuận không tiết lộ.
6. Đối với những dự án lớn, Apple sẽ sắp xếp lại văn phòng
Theo cuốn Inside Apple, nếu như những người thợ sửa chữa xuất hiện tại văn phòng của Apple thì các nhân viên ở đây biết rằng các dự án quan trọng đang chuẩn bị được thực hiện. "Những bức tường mới sẽ được dựng lên ngay lập tức, tiếp theo là những cánh cửa và các quy trình an ninh mới. Các cửa sổ trong suốt sẽ bị che kín lại. Một số phòng không có cửa sổ. Những nhân viên gọi đó là "nhà tù". Không có thông có thông tin nào được "vào và ra" ở đây theo ý muốn".
7. Apple có một hệ thống theo dõi sản phẩm của mình
Một nhân viên của Apple đã viết trên Quora rằng tất cả các mẫu sản phẩm đều được đóng dấu số sê-ri và được theo dõi bởi hệ thống trung tâm. Bên cạnh đó, các biện pháp bảo mật vật lý cũng được tối ưu hoá cao độ. Các thiết bị có thể bị khóa khi không có người sử dụng. Yêu cầu của Apple đối với việc sử dụng các thiết bị này cũng rất nghiêm ngặt. Đối với những căn phòng sản xuất sản phẩm mới dẫu có camera quan sát nhưng chính sản phẩm đó cũng được che bằng một lớp vải đen.
Ở Apple, đồng nghiệp của bạn không biết bạn đang làm gì. Tại tất cả các nơi công cộng, nhân viên Apple cũng không được phép tiết lộ thông tin về sản phẩm mới. Việc tiết lộ thông tin là vấn đề nghiệm trọng ở Apple. Công ty sẽ không khoan nhượng đối với bất kỳ nhân viên nào làm rò rỉ thông tin quan trọng. Vì vậy làm việc ở Apple, khái niệm bí mật giống như không khí, luôn bao quanh mọi người.
Tổng hợp