Cả năm tiết kiêm được 50 triệu nhưng đều dùng để đi du lịch hết, cặp đôi khiến CĐM bó tay toàn tập: “Tiền không có mà thích sống hưởng thụ thì chịu rồi”

Ngọc Linh | 17:28 19/07/2024

Dù thu nhập không cao, tiền tiết kiệm cũng chẳng nhiều nhưng cặp vợ chồng này được cái ham đi du lịch, cả trong nước lẫn nước ngoài.

Cả năm tiết kiêm được 50 triệu nhưng đều dùng để đi du lịch hết, cặp đôi khiến CĐM bó tay toàn tập: “Tiền không có mà thích sống hưởng thụ thì chịu rồi”

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cặp vợ chồng U40 khiến CĐM không khỏi sửng sốt. Chị vợ 34 tuổi, anh chồng cũng đã tròn 40, chưa có tài sản gì trong tay, nhưng cả hai dường như lại ưu tiên lối sống hưởng thụ hơn là tích lũy cho tương lai sau này.

Năm nào cũng vét sạch tiền tiết kiệm để đi du lịch, chưa có tài sản gì trong tay vẫn không muốn cắt giảm khoản này?

Tình hình tài chính của cặp vợ chồng U40 này có thể tóm tắt như sau: Tổng thu nhập 17 triệu/tháng, mỗi tháng chi tiêu hết 12 triệu. Một năm tiết kiệm được 50 triệu nhưng đến giờ vẫn không dư mấy, vì năm nào gia đình (2 vợ chồng, 1 con nhỏ) cũng đi du lịch trong nước hoặc nước ngoài. Hiện tại, cả hai đang sống cùng bố mẹ chứ cũng chưa có nhà riêng. Nói chung là chưa có gì trong tay!

untitled-design-2024-07-19t171144.103.png
Nguyên văn chia sẻ của cô vợ 34 tuổi về tình hình tài chính của gia đình

Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều tỏ ra bất bình với quan điểm chi tiêu, tiết kiệm và hưởng thụ của cặp vợ chồng này. Đều là U40, cũng không còn trẻ nữa, lại đang có con nhỏ, vậy mà vẫn thích ăn chơi hơn tích lũy. Không lo cho chính mình thì cũng cần chuẩn bị tài chính để lo cho con về lâu về dài, điều tưởng chừng là hiển nhiên mà ông bố bà mẹ nào cũng biết, thì cặp vợ chồng này lại không…

untitled-design-2024-07-19t171349.897.png
Chồng muốn cắt giảm khoản du lịch nhưng cô vợ có vẻ không muốn, CĐM cũng thấy "bó tay" thay
untitled-design-2024-07-19t171756.407.png
"Vì chưa ốm đau bệnh tật và xảy ra sự cố nên mình không tính toán đến khoản này" - Cô vợ 34 chia sẻ
untitled-design-2024-07-19t172119.483.png
Cũng có người cho rằng không cần cắt hẳn khoản đi du lịch, chỉ cần đi du lịch tiết kiệm hơn một chút là được
untitled-design-2024-07-19t172433.365.png
Thay vì một năm đi du lịch 2 lần thì 2 năm đi 1 lần, hoặc tìm cách tăng thu nhập và giảm chi tiêu cũng là giải pháp hay

Công tâm mà nói, đi du lịch hàng năm hoàn toàn không phải một nhu cầu không chính đáng, đặc biệt là với những gia đình đã có con nhỏ. Đi du lịch vừa giúp con tăng trải nghiệm sống, vừa giúp gắn kết tình cảm gia đình. Nhưng trong hoàn cảnh của cặp vợ chồng này, việc vét sạch tiền tiết kiệm để đi du lịch có lẽ cũng không phải cách hay.

Làm sao để cân bằng giữa việc hưởng thụ và tiết kiệm, tích lũy cho tương lai?

Có làm thì cũng nên có chơi, hay nói cách khác chính là hưởng thụ. Chúng ta đều là con người, không phải một cỗ máy vô tri vô giác, có thể làm quần quật quanh năm suốt tháng mà không biết mệt. Tuy nhiên, để việc hưởng thụ không đi quá xa, đến mức đã 4 chục tuổi đầu vẫn chẳng có đồng nào trong tay, bạn nên tham khảo 2 gợi ý - cũng là 2 quy tắc cân bằng tài chính dưới đây.

1 - Lập quỹ hưởng thụ

Nếu bạn chưa biết: Theo quy tắc 6 chiếc lọ - Một quy tắc “kinh điển” trong quản lý tài chính cá nhân, quỹ hưởng thụ chính là 1 trong 6 chiếc lọ mà mỗi người cần chuẩn bị. Điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu hưởng thụ là hoàn toàn chính đáng, không có gì đáng bài trừ nếu đảm bảo được sự cân bằng với 5 chiếc lọ còn lại.

309d1751eee9b7bb193df7c7cbd6706c.jpg
Ảnh minh họa

Quy tắc 6 chiếc lọ là phương pháp quản lý chi tiêu bằng cách chia thu nhập thực tế thành 6 phần với hạn mức và mục đích cụ thể:

Lọ nhu cầu thiết yếu - 55% tổng thu nhập: Dành cho những khoản phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền internet,…

Lọ tiết kiệm dài hạn - 10% tổng thu nhập: Dành cho việc tiết kiệm và tạo dựng quỹ dự phòng.

Lọ tự do tài chính - 10% tổng thu nhập: Dành cho các khoản đầu tư để tăng thu nhập.

Lọ giáo dục - 10% tổng thu nhập: Dành cho việc học tập và phát triển bản thân.

Lọ hưởng thụ - 10% tổng thu nhập: Dành cho những khoản chi tiêu giải trí như đi du lịch, xem phim, mua sắm,…

Lọ từ thiện - 5% tổng thu nhập: Dùng để ủng hộ các tổ chức từ thiện hoặc đóng góp vào các hoạt động xã hội.

Quy tắc này được đề xuất bởi tác giả T. Harv Eker trong cuốn sách “Secrets of the Millionaire Mind”. Tác giả đã áp dụng và giảng dạy quy tắc này trong chương trình đào tạo tài chính cá nhân của mình, nhằm giúp mọi người quản lý tài chính một cách thông minh và đạt được sự mục tiêu tài chính. Quy tắc 6 chiếc lọ từ khi ra đời đã được rất nhiều người trên thế giới ứng dụng và đạt được hiệu quả trong việc quản lý tiền bạc, lập kế hoạch chi tiêu và sử dụng dòng tiền hợp lý.

2 - Lên kế hoạch tiết kiệm chi phí du lịch

Nếu không quản lý tài chính theo quy tắc 6 chiếc lọ phía trên, bạn vẫn có thể đi du lịch cùng gia đình mỗi năm 1-2 lần, đồng thời đảm bảo quỹ tiết kiệm không bị cắt xén bằng cách lên kế hoạch tiết kiệm 1 khoản riêng, phục vụ cho chuyến du lịch.

Đương nhiên việc lên ngân sách đi du lịch vẫn cần cân đối với các chi phí khác như tiền sinh hoạt, tiền học của con hay tiền tiết kiệm, đầu tư. Việc chuẩn bị trước một khoản tiền để đi du lịch vừa đảm bảo nhu cầu hưởng thụ của gia đình được diễn ra trọn vẹn, vừa không ảnh hưởng tới những khoản chi quan trọng khác.

Đừng có hứng lên là đi, hay vét sạch tiền để đi!


(0) Bình luận
Cả năm tiết kiêm được 50 triệu nhưng đều dùng để đi du lịch hết, cặp đôi khiến CĐM bó tay toàn tập: “Tiền không có mà thích sống hưởng thụ thì chịu rồi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO