Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sẽ quyết liệt thực hiện các nhóm giải pháp về tài chính trong 2023

Lê Hà | 16:57 25/01/2023

Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiêp (DN) nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho DN phát triển và có thể sẽ làm giảm thu nội địa năm 2023 so với dự toán...", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời phỏng vấn báo chí trong những ngày cuối năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sẽ quyết liệt thực hiện các nhóm giải pháp về tài chính trong 2023
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về việc thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước trong năm 2022?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhìn lại năm 2022, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine và chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt của Trung Quốc. Bên cạnh đó tình hình lạm phát tăng cao, nhiều quốc gia đã điều chỉnh tăng lãi suất, từ đó tác động đến thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế, tạo áp lực lên tỷ giá và hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. 

Ở trong nước, áp lực gia tăng lạm phát, một số vụ việc tiêu cực trên thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), hoạt động của hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản, bất ổn cho nền kinh tế. 

Trong bối cảnh đó, toàn ngành tài chính đã chủ động nỗ lực, quyết liệt thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Đến nay, đánh giá các nhiệm vụ tài chính - ngân hàng năm 2022 đã hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đặt ra như: Phấn đấu tăng thu NSNN, quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả. Chủ động tham mưu gói phục hồi kinh tế với quy mô 347 nghìn tỷ đồng; Thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất, dự kiến khi xây dựng chính sách là 233,5 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ngoài ra còn đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, ước cả năm 2022 đạt trên 41 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 97% so với năm 2021. Công tác quản lý, huy động và vay, trả nợ công đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về quản lý nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép. 

Ngoài ra còn đẩy mạnh thu ngân sách từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, ước cả năm 2022 đạt trên 41 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 97% so với năm 2021. Công tác quản lý, huy động và vay, trả nợ công đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về quản lý nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép.

Về quản lý giá cả thị trường, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý, điều hành giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát giá... Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách phát triển thị trường, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán và thị trường TPDN hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, an toàn cho thị trường trong trung và dài hạn…

Bước sang năm 2023, những chính sách thuế đã hỗ trợ doanh nghiệp sẽ hết hiệu lực, vậy Bộ Tài chính có kế hoạch gì để tham mưu trình Chính phủ nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều khó khăn?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Năm 2022, các giải pháp về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân với giá trị tiền thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí dự kiến khoảng 233,5 nghìn tỷ đồng...

Dự báo năm 2023 sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, do đó, cùng với việc triển khai quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ đã được ban hành, Bộ sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp áp dụng cho năm 2023 như: Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất; giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hóa là nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất; giảm thuế BVMT đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm tiền thuê đất...

Về lâu dài, quán triệt các chủ trương, định hướng đã được đề ra tại các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu với các cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho NSNN, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển bền vững của nền kinh tế.

Thị trường TPDN thời gian qua đã bộc lộ nhiều rủi ro. Xin Bộ trưởng cho biết các giải pháp để chấn chỉnh và phát triển thị trường trong giai đoạn tới?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển thị trường an toàn, minh bạch, bền vững, trong năm 2023, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các Bộ, ngành triển khai các giải pháp chính sau:

Thứ nhất, rà soát tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để sửa đổi các quy định về điều kiện phát hành TPDN, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Trước mắt sẽ xem xét trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP nhằm tháo gỡ các khó khăn phát sinh.

Thứ hai, tiếp tục tập trung truyền thông với thông điệp rõ về định hướng phát triển của Nhà nước đối với thị trường TPDN. Phối hợp với Bộ TT&TT định hướng vấn đề truyền thông, ngăn chặn việc đưa tin không chính thống và xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin giả mạo... gây ảnh hưởng đến thị trường.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, đánh giá hoạt động của các công ty chứng khoán, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ. Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về TPDN riêng lẻ.

Thứ tư, rà soát, cải cách quy trình cấp phép chào bán chứng khoán ra công chúng. Chỉ đạo các Sở Giao dịch chứng khoán chuẩn bị nền tảng giao dịch TPDN riêng lẻ nhằm phát triển thị trường thứ cấp minh bạch.

Thứ năm, Bộ đã kiến nghị với NHNN tập trung triển khai các biện pháp điều hành đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại, điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình. 

Bộ trưởng đánh giá những thách thức, cơ hội đặt ra trong năm 2023 là gì? Bộ Tài chính có định hướng chính sách tài khóa ra sao để đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định vĩ mô?

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Từ quý 3/2022 trở lại đây, nền kinh tế đã bộc lộ một số khó khăn khi tình hình thế giới có nhiều biến động khó lường và đây sẽ là những áp lực lớn cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong năm 2023.

Để giảm thiểu tác động từ bên ngoài, kiềm chế lạm phát, Chính phủ đang nghiên cứu trình Quốc hội cho DN, kiềm chế lạm phát, ổn định một số giải pháp tháo gỡ khó khăn kinh tế vĩ mô, tạo môi trường tốt cho DN phát triển, trước mắt, có thể sẽ làm giảm thu nội địa năm 2023 so với dự toán. Theo đó Bộ sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt một số nhóm giải pháp:

Một là, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về chính sách tài khóa nhằm phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Hai là, nghiên cứu, rà soát và sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế theo Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. Tiếp tục thực hiện một số giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân có thêm nguồn lực ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Ba là, chủ động rà soát lại nhu cầu chi và cơ cấu lại chi NSNN, sắp xếp các khoản chi theo thứ tự ưu tiên, thực hiện quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý giá, điều hành linh hoạt giá cả trên cơ sở dự báo cung - cầu thị trường.

Năm là, thực hiện các biện pháp cần thiết để ổn định và phát triển thị trường vốn công khai, minh bạch, an toàn, bền vững nhằm khơi thông nguồn vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển, tập trung hoàn thiện khung pháp lý và thể chế. Đẩy mạnh công tác giám sát, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, tăng cường công tác truyền thông tạo dựng niềm tin của nhà đầu tư.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Sẽ quyết liệt thực hiện các nhóm giải pháp về tài chính trong 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO