Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đạt 25,77 tỷ USD (chiếm tới 27,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 36 mặt hàng, trong đó có 19 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, 8 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD. Đặc biệt, có 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện loại, linh kiện; dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép.
So với cùng kỳ năm 2023, có 31/36 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng kim ngạch, trong đó có 9 mặt hàng tăng khá (trên 100 triệu USD), 1 mặt hàng có mức tăng rất cao (máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trên 1 tỷ USD).
Do xuất khẩu sang Mỹ lớn hơn nhập khẩu từ Mỹ cả về quy mô (25,77 tỷ USD xuất khẩu so với 3,39 tỷ USD nhập khẩu), cả về tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2023 (24,1% so với 11,9%), nên xuất siêu của Việt Nam với Mỹ trong quý I năm nay đạt mức khá cao so với cùng kỳ cả về quy mô tuyệt đối (22,38 tỷ USD so với 17,73 tỷ USD), cả về tỷ lệ xuất siêu (86,8% so với 85,4%).
Còn theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 36 mặt hàng, trong đó có 19 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, 8 mặt hàng đạt trên 500 triệu USD. Đặc biệt, có 6 mặt hàng đạt trên 1 tỷ USD là máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; điện loại, linh kiện; dệt may; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép.
So với cùng kỳ năm 2023, có 31/36 mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng kim ngạch, trong đó có 9 mặt hàng tăng khá (trên 100 triệu USD), 1 mặt hàng có mức tăng rất cao (máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng trên 1 tỷ USD).
Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều năm liên tiếp, Mỹ là điểm đến quan trọng của hàng Việt. Năm 2023, dù chịu nhiều tác động từ biến động kinh tế, lạm phát trên thế giới... nhưng Việt Nam vẫn xuất khẩu gần 97 tỷ USD hàng sang Mỹ.
Năm 2024, xuất khẩu sang Mỹ tiềm ẩn nhiều thách thức bởi kinh tế Mỹ vẫn chưa hết khó khăn. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, vận dụng kinh tế số để kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp nhập khẩu nhằm giảm bớt thủ tục và chi phí, từ đó mới nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, kết quả quý I cho thấy thị trường trọng điểm xuất khẩu là Mỹ đang có nhu cầu tiêu dùng lớn. Việt Nam nắm bắt được các yêu cầu, quy định của thị trường Mỹ. Do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong quý II và cả năm 2024 đứng trước cơ hội bứt phá.
Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại Mỹ chính là cầu nối giữa Việt Nam và Mỹ trên nhiều lĩnh vực như đầu tư, thương mại, du lịch, kiều hối…
Chênh lệch giá hối đoái VND/USD tuy đã giảm nhưng vẫn còn rất cao. Theo đó, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có lợi thế giá rẻ do giá nhân công rẻ.
Riêng với lĩnh vực nông sản, các chuyên gia cho rằng Mỹ vẫn luôn là quốc gia nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu. Lý do là nhiều nông sản đặc trưng của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu...nhưng Mỹ không có thế mạnh để sản xuất.
Từ diễn biến trong quý I và các yếu tố tác động trên, các chuyên gia kỳ vọng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2024 bằng mức bình quân của quý 1 gần 8,6 tỷ USD/tháng), thì xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong cả năm 2024 có thể đạt trên 103 tỷ USD; xuất siêu đạt trên 90 tỷ USD.
Hoặc căn cứ tốc độ tăng của quý I (xuất khẩu tăng 24,2%, nhập khẩu tăng 11,9%), dự báo, năm 2024, xuất khẩu đạt 120 tỷ USD, nhập khẩu đạt 15,5 tỷ USD, xuất siêu đạt trên 104 tỷ USD.